5 điều cần chú ý khi thực hiện khuyến mại cho kế toán
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp, nhằm tăng lượng mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định được quy định trong “Luật thương mại 2005”. Vậy khi doanh nghiệp thực hiện khuyến mại, kế toán viên cần chú ý điều gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong 5 điều cần chú ý khi thực hiện khuyến mại sau đây!
1. Đối tượng khuyến mại
Đối tượng khuyến mại chính là tất cả mọi người mua hàng, không phân biệt đối xử giữa các khách hàng trong cùng một chương trình khuyến mại. Nếu không tuân thủ điều này, hồ sơ 100% sẽ bị loại.
Theo Mục a, Khoản 4, Điều 3, Nghị định 81/2018/NĐ-CP nguyên tắc khi thực hiện khuyến mại có quy định về việc thực hiện khuyến mại phải đảm bảo: "a) Không đưa ra điều kiện để khách hàng được hưởng khuyến mại là phải từ bỏ, từ chối hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác"
2. Địa điểm khuyến mại
- Hỏi: Nếu đem hàng đi bán tại các tỉnh thì có phải đăng ký với sở công thương các tỉnh không?
- Trả lời: Bạn không phải đăng ký vì sở công thương sẽ không quản lý việc bán hàng từ đâu mà chỉ quản lý nguồn hàng xuất từ đâu. Nếu bạn xuất hàng từ đâu thì đăng ký tại địa điểm đó.
Ví dụ: Có 3 kho hàng hay nói cách khác là 3 địa điểm kinh doanh tại 3 tỉnh khác nhau, việc thực hiện khuyến mại diễn ra cùng lúc tại 3 điểm kinh doanh thì bạn sẽ đăng ký tại 3 điểm với Sở quản lý tỉnh đó. Tương tự khi bạn xuất hàng từ 1 trong 3 tỉnh sang thực hiện khuyến mại tại tỉnh khác thì bạn chỉ cần đăng ký tại Sở quản lý tỉnh bạn xuất hàng
- Trả lời: Bạn không phải đăng ký vì sở công thương sẽ không quản lý việc bán hàng từ đâu mà chỉ quản lý nguồn hàng xuất từ đâu. Nếu bạn xuất hàng từ đâu thì đăng ký tại địa điểm đó.
Ví dụ: Có 3 kho hàng hay nói cách khác là 3 địa điểm kinh doanh tại 3 tỉnh khác nhau, việc thực hiện khuyến mại diễn ra cùng lúc tại 3 điểm kinh doanh thì bạn sẽ đăng ký tại 3 điểm với Sở quản lý tỉnh đó. Tương tự khi bạn xuất hàng từ 1 trong 3 tỉnh sang thực hiện khuyến mại tại tỉnh khác thì bạn chỉ cần đăng ký tại Sở quản lý tỉnh bạn xuất hàng
3. Mặt hàng dùng để khuyến mại
Mọi mặt hàng đều có thể dùng để khuyến mại, loại trừ, những mặt hàng cấm như: thuốc chữa bệnh cho con người, và những mặt hàng bị nhà nước hạn chế tiêu thụ như: Bia, rượu, chất kích thích, vàng mã …
Do đó, khi lựa chọn những mặt hàng dùng để khuyến mại thì doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ mặt hàng nào đang được sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hoặc không sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, loại trừ những mặt hàng cấm, hạn chế tiêu thụ.
Theo Điều 5, Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định về những hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại như sau: "Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau:
1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.
3. Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định này."
1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.
3. Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định này."
4. Giá trị dùng để khuyến mại
Nếu doanh nghiệp không tự sản xuất, không tự Nhập khẩu được mà phải mua ngoài thì giá trị là Giá thanh toán. Nếu doanh nghiệp tự sản xuất, nhập khẩu được thì nó là giá thành hoặc giá nhập khẩu.
Lưu ý:
- Giá trị này được quy định không vượt quá 50% giá trị hàng khuyến mại trước thời gian khuyến mại. Nghĩa là, trong thời gian thực hiện khuyến mại doanh nghiệp có thể nâng giá bán của hàng hóa có kèm hàng khuyến mại lên để tránh bị lỗ, nhưng trước đó thì giá bán của hàng hóa đang bán với giá khác thì phải ước tính giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại này chỉ tối đa bằng 50% giá trị hàng bán trước khuyến mại.
- 4 trường hợp ngoại lệ không bắt buộc 50% như sau: Cung cấp hàng mẫu không thu tiền, tặng hàng mẫu cho khách không thu tiền, Bán hàng cho khách có trao phiếu dự thi có giải, Bán hàng tặng kèm phiếu tham dự chương trình có tính may rủi như bốc thăm, quay số trúng thưởng.
- Với trường hợp chương trình KM có tính may rủi có giải thưởng từ 100 triệu trở lên thì phải công bố kết quả sau khi kết thúc chương trình 1 tuần và phải công bố trên thông tin đại chúng nơi Sở công thương quản lý.
Theo Khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định:
“a. Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;
b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:
- Đợt Tết âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm âm lịch;
- Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.”
5. Thời gian thực hiện
Đối với chương trình khuyến mại có tính may rủi: thời gian diễn ra chương trình trong không vượt quá 90 ngày/năm hoặc 45 ngày/chương trình.
Đối với chương trình còn lại: doanh nghiệp có thể thực hiện không hạn chế thời gian.
Đối với chương trình còn lại: doanh nghiệp có thể thực hiện không hạn chế thời gian.
Lưu ý:
- Đăng ký chương trình trước khi diễn ra 7 ngày
- Phải xuất hóa đơn GTGT đúng luật thuế quy định dù rằng giá trị hàng dùng để khuyến mại là 0đ
Chương trình khuyến mại có tác dụng nhiều đối với doanh nghiệp trong việc gia tăng hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó việc thực hiện khuyến mại là cần thiết, tùy mục tiêu kinh doanh và kỳ vọng doanh thu mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những nội dung chương trình khuyến mại, thời gian khác nhau.