Cách xử lý và hạch toán tiền góp vốn điều lệ
Theo Điều 23 Khoản 1 và 2 Nghị định 155/2013/NĐ ngày 01/07/2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 3 tháng tức 90 ngày. Nếu doanh nghiệp không đóng đúng hạn số vốn đăng ký thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 20 triệu đồng. Đối với một số trường hợp doanh nghiệp đăng ký gióp vốn điều lệ với một số tiền cao hơn thực tế (ảo) thì kế toán cần phải xử lý trường hợp này thế nào và hạch toán ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
1. Cách xử lý doanh nghiệp góp thiếu vốn
a. Đối với công ty TNHH một thành viên và TNHH hai thành viên trở lên
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014, nếu các thành viên không góp đủ vốn, thì được xử lý như sau:
“a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Đồng thời công ty phải xử lý, nếu các thành viên sau 90 ngày vẫn không góp đủ vốn như sau:
“4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.”
Như vậy, Theo quy định trên, từ 1/7/2015, nếu các thành viên sau 90 ngày không góp đủ vốn, thì :
- Các thành viên trong công ty có quyền chào bán phần vốn góp còn thiếu để góp cho đủ số vốn điều lệ
- Đăng ký giảm vốn điều lệ, trong vòng 60 ngày kể từ khi hết thời hạn góp vốn
b. Đối với công ty cổ phần
Điều 112, khoản 3, điểm c, d Luật doanh nghiệp 2014 hướng dẫn thực hiện khi các cổ đông không góp đủ vốn như sau:
“c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên, từ ngày 1/7/2015, các cổ đông góp vốn của công ty cổ phần không góp đủ vốn thì xử lý như sau:
“c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên, từ ngày 1/7/2015, các cổ đông góp vốn của công ty cổ phần không góp đủ vốn thì xử lý như sau:
- Số vốn chưa được góp, được coi là số vốn chưa bán được, Hội đồng quản trị tiếp tục bán để huy động đủ số vốn đăng ký ban đầu
- Đăng ký giảm vốn điều lệ, và cổ đông trong vòng 30 ngày, kể từ khi hết thời hạn góp vốn
Lưu ý:
Các thành viên cá nhân có thể góp vốn bằng tiền mặt. Các thành viên tổ chức, phải góp vốn không dùng tiền mặt
Các thành viên cá nhân có thể góp vốn bằng tiền mặt. Các thành viên tổ chức, phải góp vốn không dùng tiền mặt
2. Hạch toán điều chỉnh góp vốn ảo
Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký góp vốn lớn hơn so với số vốn đóng góp thực tế. Cụ thể đối với doanh nghiệp đã hết thời hạn góp vốn, và điều chỉnh vốn điều lệ, nhưng kế toán đã hạch toán ghi tăng vốn ảo, tức là đã hạch toán tăng tiền mặt, hoặc tăng khoản phải thu để ghi tăng vốn góp…, thì căn cứ vào bút toán đã ghi sai, kế toán hạch toán bút toán điều chỉnh, và ghi giảm vốn ảo.
Ta xử lý theo một trong 2 cách như sau:
Cách 1: Xem là vốn ảo thu 1 lần cho đủ hết số vốn góp theo trên giấy phép
- Nợ TK 111: (Ghi âm Số vốn đã tăng ảo)
- Có TK 411: ( Ghi âm Số tiền đã tăng ảo)
- Ưu điểm: Chúng ta phản ánh sổ sách vốn góp đủ, nhưng không phản ánh đúng thực tế cho công tác quản trị, không bị phạt do góp vốn thiếu.
- Nhược điểm: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay mua xe, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao.
- Nhược điểm: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay mua xe, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao.
Cách 2: Theo dõi theo vốn góp thực tế
- Phản ánh vốn góp đủ theo giấy phép
Nợ TK 111/ Có TK 411
- Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại
Nợ TK 1388/ Có TK 111
- Khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn
Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388
- Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại
Nợ TK 1388/ Có TK 111
- Khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn
Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388
Ưu điểm: Che dấu việc góp thiếu, che đậy bằng cho mượn, không bị phạt theo luật
Lưu ý: Khi nào doanh nghiệp được góp vốn bằng tiền mặt và chuyển khoản?
- Đối với pháp nhân:
- Công ty góp vốn vào công ty khác thì phải chuyển khoản
- Công ty cho công ty khác vay mượn tiền lẫn nhau phải bằng chứng từ ngân hàng
- Đối với cá nhân:
- Cá nhân góp vốn vào công ty bằng tiền mặt hay chứng từ ngân hàng đều được
- Cá nhân cho công ty vay thì bằng tiền mặt hay chứng từ ngân hàng đều được
- Công ty cổ phần, TNHH, TNHH 1 TV, DNTN,... thì cá nhân công ty góp vốn bằng tiền mặt hay bằng chứng từ ngân hàng đều được.