Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?
Cắt giảm chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận là nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí đôi khi phải gánh chịu nhiều hậu quả còn lớn hơn nhiều so với chi phí vừa được cắt giảm. Vì vậy, cắt giảm chi phí thế nào cho hiệu quả là điều doanh nghiệp cần phải cân nhắc.
Theo một nghiên cứu của Harvard Business Press, mức độ tác động của những khu vực cắt giảm lên mức tăng trưởng doanh thu của các công ty hàng đầu như sau:
Thực tế, không phải chi phí nào cũng xấu và cần cắt giảm. Vì vậy, trước khi thực hiện cắt giảm chi phí, doanh nghiệp cần phải xác định “Cái gì mang lại giá trị cho khách hàng?”, và xây dựng một chiến lược để bảo đảm những giá trị ấy luôn luôn được bảo tồn.
Doanh nghiệp cần lập một chiến lược và lộ trình cụ thể cho dự án cắt giảm chi phí và truyền thông thông suốt đến mọi thành viên trong doanh nghiệp, nhất là cấp quản lý, để đảm bảo sự tập trung và hạn chế những lo lắng, bất mãn trong tổ chức.
Doanh nghiệp cần lập một chiến lược và lộ trình cụ thể cho dự án cắt giảm chi phí và truyền thông thông suốt đến mọi thành viên trong doanh nghiệp, nhất là cấp quản lý, để đảm bảo sự tập trung và hạn chế những lo lắng, bất mãn trong tổ chức.
Việc cắt giảm chi phí không thể diễn ra đồng loạt, mọi lúc mọi nơi mà cần phải xác định rõ: nơi nào cần cắt giảm, nơi nào có thể cắt giảm được và đâu là chỗ phải đầu tư. Có như vậy việc cắt giảm chi phí mới mang lại hiệu quả và không làm mất đi giá trị vốn có, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu không, sau khi cắt giảm chi phí, doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh thì càng nguy hại hơn.
Dưới đây là hai trong số rất nhiều chính sách cắt giảm gây nhiều tranh cãi:
Dưới đây là hai trong số rất nhiều chính sách cắt giảm gây nhiều tranh cãi:
Cắt giảm nhân sự?
Chẳng hạn, khi doanh nghiệp quyết định giảm số lượng nhân sự thì phải xác định vị trí nào cần cắt giảm và những ai cần phải giữ đồng thời có chính sách hợp lý để giữ và củng cố tinh thần cho đối tượng này để họ không lo lắng về tương lai của mình.
Mặt khác, khi giảm số lượng nhân viên thì doanh nghiệp đồng thời cũng phải đầu tư thêm trang thiết bị hỗ trợ và đào tạo phát triển đội ngũ thì mới đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, sử dụng phần mềm kế toán online để hỗ trợ kế toán viên các công tác sổ sách, giấy tờ.
Cắt giảm và phân loại khách hàng?
Khách hàng là người duy trì hoạt động của công ty, nên không doanh nghiệp nào muốn cắt giảm khách hàng. Tuy nhiên, thực tế, không phải khách hàng nào cũng mang lại giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí khá lớn để giữ họ, trong khi khoản lợi nhuận mà họ mang lại cho doanh nghiệp không đáng kể. Đây là phần chi phí phải mạnh dạn cắt bỏ.
Nhiều doanh nghiệp còn đầu tư phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM để theo dõi chi tiết thông tin khách hàng, lưu trữ lịch sử mua hàng, thanh toán, các sản phẩm mà khách hàng đã sử dụng.
Theo đó, một việc quan trọng cần phải tiến hành trong quá trình hiện thực hóa chiến lược cắt giảm chi phí là phân loại khách hàng. Cần xác định đâu là phân khúc khách hàng cần tập trung chăm sóc để duy trì và phát triển, và đâu là nhóm khách hàng không cần thiết phải tiếp tục đầu tư.
Kể cả trong bối cảnh doanh thu không tăng trưởng, nhưng nếu có thể cắt giảm chi phí hợp lý, lợi nhuận của doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng và không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để có thể đưa ra các chính sách phù hợp thì chủ doanh nghiệp cần nắm được chi tiết các báo cáo tài chính – nhân sự – bán hàng để có cái nhìn tổng thể về các vấn đề đang tồn động tại công ty, tốt hơn cả là sử dụng một phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất ERP trong công tác quản trị, phát hiện và điều hành công ty.
Khách hàng là người duy trì hoạt động của công ty, nên không doanh nghiệp nào muốn cắt giảm khách hàng. Tuy nhiên, thực tế, không phải khách hàng nào cũng mang lại giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí khá lớn để giữ họ, trong khi khoản lợi nhuận mà họ mang lại cho doanh nghiệp không đáng kể. Đây là phần chi phí phải mạnh dạn cắt bỏ.
Nhiều doanh nghiệp còn đầu tư phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM để theo dõi chi tiết thông tin khách hàng, lưu trữ lịch sử mua hàng, thanh toán, các sản phẩm mà khách hàng đã sử dụng.
Theo đó, một việc quan trọng cần phải tiến hành trong quá trình hiện thực hóa chiến lược cắt giảm chi phí là phân loại khách hàng. Cần xác định đâu là phân khúc khách hàng cần tập trung chăm sóc để duy trì và phát triển, và đâu là nhóm khách hàng không cần thiết phải tiếp tục đầu tư.
Kể cả trong bối cảnh doanh thu không tăng trưởng, nhưng nếu có thể cắt giảm chi phí hợp lý, lợi nhuận của doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng và không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để có thể đưa ra các chính sách phù hợp thì chủ doanh nghiệp cần nắm được chi tiết các báo cáo tài chính – nhân sự – bán hàng để có cái nhìn tổng thể về các vấn đề đang tồn động tại công ty, tốt hơn cả là sử dụng một phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất ERP trong công tác quản trị, phát hiện và điều hành công ty.
Giải pháp giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được các hiệu quả đặt ra, mỗi DN phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức quản lý và kiểm soát cho phí tốt nhất. Cụ thể như:
Một là, xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hai là, xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Cần cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nhà quản lý sẽ tự trả lời các câu hỏi: Yếu tố nào trong các chi phí là cần thiết để giữ vị thế cạnh tranh hiện tại? Yếu tố nào không là cần thiết? Liệu những chi phí nhằm trợ giúp đội ngũ nhân viên bán hàng có thể cắt giảm được không? Còn các chi phí quản lý nhân sự, chi phí tài chính kế toán thì sao? Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hiện tại là gì và việc tái đầu tư đem lại những lợi ích nào? Giải quyết được các vấn đề câu hỏi này sẽ đảm bảo để DN có thể đưa ra một chiến lược cắt giảm chi phí hiệu quả.
Ba là, sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững.
Bốn là, thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể.
Năm là, xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận DN và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ.
Sáu là, các nhà quản lý cấp cao đóng vai trò xây dựng những trọng điểm và mục tiêu quản lý chi phí, còn các nhà quản lý cấp dưới là người thực thi những nhiệm vụ được đặt ra, trực tiếp xử lý các chi tiết kinh doanh, tìm ra những chi phí tốt và chi phí xấu; đồng thời, đánh giá các mặt lợi hại của việc cắt giảm các chi phí do các nhà quản lý cấp cao đề ra
Để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được các hiệu quả đặt ra, mỗi DN phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức quản lý và kiểm soát cho phí tốt nhất. Cụ thể như:
Một là, xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hai là, xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Cần cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nhà quản lý sẽ tự trả lời các câu hỏi: Yếu tố nào trong các chi phí là cần thiết để giữ vị thế cạnh tranh hiện tại? Yếu tố nào không là cần thiết? Liệu những chi phí nhằm trợ giúp đội ngũ nhân viên bán hàng có thể cắt giảm được không? Còn các chi phí quản lý nhân sự, chi phí tài chính kế toán thì sao? Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hiện tại là gì và việc tái đầu tư đem lại những lợi ích nào? Giải quyết được các vấn đề câu hỏi này sẽ đảm bảo để DN có thể đưa ra một chiến lược cắt giảm chi phí hiệu quả.
Ba là, sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững.
Bốn là, thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể.
Năm là, xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận DN và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ.
Sáu là, các nhà quản lý cấp cao đóng vai trò xây dựng những trọng điểm và mục tiêu quản lý chi phí, còn các nhà quản lý cấp dưới là người thực thi những nhiệm vụ được đặt ra, trực tiếp xử lý các chi tiết kinh doanh, tìm ra những chi phí tốt và chi phí xấu; đồng thời, đánh giá các mặt lợi hại của việc cắt giảm các chi phí do các nhà quản lý cấp cao đề ra