Kế toán chi phí sản xuất và cách tính giá thành sản phẩm
Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí chính là yếu tố quan trọng, thước đo cơ bản để doanh nghiệp có thể tính giá thành sản phẩm. Do đó, người kế toán trong doanh nghiệp sản xuất cần phải nắm rõ kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
1. Kế toán chi phí sản xuất
a. Chi phí sản xuất là gì?
Có 2 khái niệm chính nói về chi phí sản xuất kinh doanh:
- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, loại dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
b. Phân loại chi phí sản xuất
Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí thường được phân loại theo nhiều loại khác nhau nhằm đảm bảo cho việc quản lý và kế toán dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp việc tổng hợp thông tin trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Thông thường chi phí sản xuất được phân loại như sau:
Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, các khoản trích lương, phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội (chi phí nhân viên phân xưởng, nguyên vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng; dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác)
Phân loại theo nội dung của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong kì kinh doanh.
- Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương, thưởng, khoản trích lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn của tài sản cố định được sử dụng trong kỳ sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất
- Chi phí cố định: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.
- Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động sản xuất của đơn vị.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận
- Chi phí thời kỳ: là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí sản phẩm: là các khoản chi phí phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tài sản hoặc thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và chỉ trở thành phí tổn khi sản phẩm được tiêu thụ.
Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí
- Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tập hợp chi phí.
- Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, do đó người ta phải tập hợp sau đó tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
2. Giá thành và cách tính giá thành cơ bản
a. Giá thành
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Phân loại giá thành sản phẩm:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và được tính cho một đơn vị sản phẩm.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất thực tế và sản lượng thực tế xác định.
c. Cách tính giá thành cơ bản
PP1. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ ngắn.
- Giá sản phẩm hoàn thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CP SX SP - CP SX DD Ckỳ
- Giá thành sản phẩm = Tổng Giá thành SP hoàn thành / Số lượng SP hoàn thành
PP2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn và nhiều công nghệ, chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn
PP3. Phương pháp hệ số
Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn
PP3. Phương pháp hệ số
Với Doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.
- Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP / Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)
- Giá thành Đơn vị SP Từng loại = Giá thành Đơn vị SP Gốc * Hệ số quy đổi từng loại
- Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ
PP4. Phương pháp tỉ lệ chi phí
Căn cứ vào tỉ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại
- Giá thành Thực tế từng loại sản phẩm = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP
- Tỉ lệ CP =Tổng giá thành thực tế của tất cả Sản phẩm / Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả sản phẩm
PP5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính- Giá trị SP Chính DD Ckỳ
PP6. Phương pháp liên hợp
PP6. Phương pháp liên hợp
Kết hợp nhiều phương pháp để tính giá thành sản phẩm.
Kế toán giá thành xác định đầy đủ các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán. Nhờ đó góp phần quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.