Kế toán chi phí và định mức trong doanh nghiệp vận tải

Kế toán doanh nghiệp vận tải có nhiều điểm riêng biệt so với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Vậy đối với doanh nghiệp vận tải thì có những loại chi phí nào và hạch toán ra sao đồng thời cách xây dựng định mức xăng dầu thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

1. Kế toán chi phí

 

a. Các loại chi phí trong doanh nghiệp vận tải

 
  • CP Nhiên liệu và tất cả các hóa đơn : xăng, dầu, dầu nhờn phục vụ vận chuyển bạn đưa vào TK 621
  • Tiền lương của lái xe, phụ xe: tiền lương bộ phận bán hàng, văn phòng, quản lý khác….Tiền lương, các khoản trợ cấp trả cho lái, phụ xe bạn đưa vào TK622
Các chi phí sản xuất chung đưa vào TK 627 bao gồm:
  • Chi phí săm lốp
  • Khấu hao TSCĐ
  • Vật tư, phụ tùng thay thế
  • Chi phí sửa chữa lớn, đại tu ...
  • Phí đăng kiểm, phí cầu đường ...
  • Chi phí sửa chữa phương tiện
  • Tiền lương nhân viên bảo hành, sửa chữa phương tiện (nếu có)
  • Chi phí vật liệu bảo dưỡng phương tiện (xăng, dầu, dầu nhờn, giẻ lau ...)
Tất cả các chi phí trên, cuối kỳ đều được kết chuyển về TK154. Và được kết chuyển về TK632 để xác định giá vốn dịch vụ. Số dư nợ trên TK 154 là số nhiên liệu còn trên phương tiện cuối kỳ (nếu bạn khoán chi phí NL cho lái xe thì không cần).
 

 

b. Đối tượng tập hợp chi phí

 
Đối tượng tập hợp chi phí thường được tập hợp theo từng đội xe, đoàn xe chi tiết thành đối tượng:
 
  • Vận chuyển hành khách
  • Vận chuyển hàng hóa ký gửi

c. Phương pháp tập hợp chi phí giá thành


- Chi phí nguyên liệu:
 
Căn cứ vào số Km xe chạy và định mức tiêu hao nhiên liệu để xác định tổng nhiên liệu tiêu hao
 
Công Thức: Nhiên liệu tiêu hao = Số km xe chạy x định mức tiêu hao.

Nhằm mục đích quản trị ở 1 số công ty thực hiện khoán Chi Phí nhiên liệu cho lái xe thì nhiên liệu tiêu hao được xác định trên cơ sở Hợp Đồng khoán và thanh lý hợp đồng khoán.

- Chi phí xăng xe:
  • Nhân viên lái xe nộp các phiếu mua xăng cho phòng kế toán khi kết thúc ca hoặc định kỳ
  • Đơn vị cung cấp xăng gửi bảng kê tiền xăng từng ngày theo từng đầu xe
  • Phòng kế toán kiểm tra đối chiếu với bảng kê, đối chiếu với số xăng dầu tiêu hao của từng xe trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu và quãng đường
- Chi Phí nhân công trực tiếp:
  • Kế toán xác định doanh thu khi lái xe kết thúc ca
  • Có thể tính trực tiếp tiền lương của từng lái xe,hoặc phân bổ nếu không tính lương trực tiếp cho từng lái xe được

- Chi Phí săm lốp xe:

  • Gồm Chi Phí mua, sửa chữa săm lốp. Đây là 1 khoản Chi Phí phát sinh 1 kỳ với số tiền lớn nhưng lại liên quan đến nhiều kỳ, vì thế khoản Chi Phí này sẽ tiến hành trích trước
  • Theo dõi trên bảng phân bổ cuối kỳ tiến hành trích và phân bổ.
Cách xác định như sau:
Số tiền trích trước = Tổng số tiền mua, sửa săm lốp/ số tháng sử dụng ước tính (thường là 1 năm)
 
- Chi phí sửa chữa:
 
Hạch toán trực tiếp cho từng đầu xe, hoặc hợp đồng. Việc sửa chữa, thay thế thiết bị cũng được theo dõi theo từng đầu xe và quãng đường thực hiện để tính định mức thay thế lốp, phụ tùng khác cho từng xe.
 
 

2. Cách tính định mức trong doanh nghiệp vận tải

 

a. Lưu ý trước khi tính định mức

 
  • Các doanh nghiệp tự xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu cho các hoạt động của doanh nghiệp và gửi cho cơ quan thuế, thuận lợi cho việc kiểm tra chi phí khi kiểm tra quyết toán sau này.
  • Định mức là do doanh nghiệp tự xây dựng và tự lập. Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của mình để xây dựng định mức phù hợp.
  • Căn cứ để xây dựng định mức là các thông số kỹ thuật của phương tiện vận tải mà doanh nghiệp đang sử dụng. việc xây dựng không xây dựng cao quá mức, vì bên thuế họ có kinh nghiệm, họ sẽ so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khi thanh kiểm tra sẽ bóc chi phí rất mạo hiểm.
  • Kế toán căn cứ cung đường định chuyển và định mức đã lập để làm căn cứ phân bổ chi phí Nguyên Vật Liệu sử dụng cho phù hợp khi tính giá thành
  • Xác định khoảng cách là bao nhiêu Km. khoảng cách này tính cả đường đi lẫn đường về cộng vào
  • Xác định số lượng dầu dùng cho khoảng cách của cung đường này
  • Xác định doanh thu chưa thuế trên hoá đơn
  • Xác định giá vốn mỗi chuyến hàng , coi giá vốn bằng 80% đến 90% trên doanh thu
  • Căn cứ vào hoá đơn mua đầu để biết được đơn giá dầu trung bình
  • Tổng tiền dầu = Số lượng dầu mỗi chuyến * khoảng cách
  • Tiền dầu thông thường được xác định = 40% đến 45% của tổng giá thành 1 chuyến hàng vận chuyển
  • Có lần khi cơ quan thuế xuống thanh tra DN của tôi, thì chị ở cơ quan thuế có chia sẻ là đối với vận tải hành khách xăng dầu chỉ chiếm 40% doanh thu, còn vận tải hàng hóa thì từ 50 đến 55% doanh thu .
  • Nếu công ty xe không đứng tên công ty thì phải có hợp đồng thuê mượn xe.Nếu giao khoán cho đơn vị thứ 3 vận chuyển công ty bạn chỉ là trung gian ăn hoa hồng thì không đưa thêm tài xế, xăng dầu vì đã giao khoán thì bên nhận giao khoán đã đầy đủ các thủ tục trên họ phải lo tất cả
  • Có lương tài xế, nếu không có tài xế thì hợp đồng thuê xe phải thuê luôn tài xế.
hướng dẫn hạch toán chi phí và định mức công ty vận tải
 

b. Cách xây dựng định mức dầu DO cho mỗi chuyến hàng


Theo những căn cứ như trên, tóm tắt lại được những ý chính như sau:
 
Ví dụ: Công ty S trong tháng 1/2018 có chuyến hàng như sau. Xe sơ mi rơ móc biển số 24A-6868 chở hàng Quặng đi Cung đường: Lào Cai đến Hà Nội. Khoảng cách cả đi lẫn về: 600 Km. Và số lít dầu/ 1km của loại xe này: 0.35 lít

Số dầu cần cho chuyến hàng này: = 0,35 *600 = 210 lít dầu
Xe vận chuyển là 2 chuyến trong ngày do đó lượng dầu đổ xe này = 210 *2 = 420 lít

Do đó kế toán sẽ hạch toán:
  • Nợ TK 621: TT 200
  • Nợ TK 154: TT 133
  • Có TK 152: 420 lít Dầu DO

information contact

Địa chỉ: Số 15, Ngõ 251 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện Thoại: 0962.730.706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: dksoft.com.vn

Consultation Support

Choose service:

FullName:

Email:

Phone:

Content:

mã bảo mật

0962 730 706