Một số câu hỏi về luật quản lý thuế

Một số câu hỏi và giải đáp thắc mắc về thuế: Luật quản lý thuế được thông qua khi nào? Luật quản lý thuế có mấy chương và bao nhiêu điều? Phạm vi điều chỉnh của luật quản lý thuế được điều chỉnh như thế nào?

 

Một số câu hỏi về luật quản lý thuế

Câu 1: Luật quản lý thuế được thông qua khi nào?

Trả lời: luật quản lý thuế được thông quba tại kỳ họp thứ 10,Quốc hội khoá XI

Câu 2: Luật quản lý thuế có mấy chương và bao nhiêu điều?

Trả lời: Luật quản lý thuế có 14 chương và 120 điều.

Câu 3: Phạm vi điều chỉnh của luật quản lý thuế được điều chỉnh như thế nào?

Trả lời: Phạm vi điều chỉnh Luật quản lý thuế là quản lý các loại thuế và các khoản thu Ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu.

Câu 4: Luật quản lý Thuế được áp dụng đối với những đối tượng nào?

Trả lời: Theo điều 2 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì đối tượng áp dụng gồm:

1/ Người nộp thuế:

-    Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của Pháp luật về thuế

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc Ngân sách nhà nước (Sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý Thuế quản lý thu theo quy định của Pháp luật.

-      Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.

2/ Cơ quan quản lý Thuế:

-      Cơ quan Thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế

- Cơ quan Hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan.

3/ Công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan.

4/ Cơ quan nhà nước tổ chức , cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.

Câu 5 : Luật quản lý thuế quy định những nội dung gì ?

Trả lời : Điều 3 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định nội dung quản lý thuế gồm :

1.Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế , ấn định thuế.

2.Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế , giảm thuế.

3.Xoá nợ tiền thuế , tiền phạt.

4.Quản lý thông tin về người nộp thuế.

5.Kiểm tra thuế , thanh tra thuế .

6.Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

7.Xử lý vi phạm pháp  luật về thuế .

8.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Câu 6 : Thực hiện nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước thì người nộp thuế được hưởng những quyền lợi gì?

Trả lời  : Điều 6 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH-11 ngày 29/11/2006 quy định của người nộp thuế như sau :

1.Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế ; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

2.Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế , ấn định thuế, yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

3.Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp lụât..

4.Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp lụât về thuế.

5.Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanhdịch vụ làm thủ tục về thuế.

6.Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản ký thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

7.Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.

8.Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

9.Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.

10.Tố cáo các hành vi vi phạm luật của công chức quản lý thuế  và tổ chức, cá nhân khác.

Câu 7 : Người nộp thuế có những nghĩa vụ gì ?

Trả lời : Điều 7 Luật quản ký thuế số 78/2006/QH11, ngày 29/11/2006 quy định nghĩa vụ của người nộp thuế như sau :

1.Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

2.Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác , trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3.Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

4.Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

5.Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dich phải kê khai thông tin về thuế.

6.Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

7.Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế , số liệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, giải thích việc tính thuế , khai thuế , nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản thuế.

8.Chấp hành quyết định , thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

9.Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định

Câu 8 : Trong Luật quản lý thuế thì trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế được quy định như thế nào ?

Trả lời : Điều 8 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ,ngày 29/11/2006 quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế như sau :

1. Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.

2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế.

3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinhdoanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

4. Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này.

5. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật về thuế.

6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

8. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.

9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này.

10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 9 : Cơ quan quản thuế có những quyền hạn gì khi thực hiện quản lý thuế ?

Trả lời : Theo Điều 9 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì quyền hạn của cơ quan quản lý thuế được quy định như sau:

1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.

3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

4. Ấn định thuế.

5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.

6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.

8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.

 

Câu 10 : Bộ Tài chính có những trách nhiệm gỉ trong quản lý thuế ?

Trà lời : Điều 10 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý thuế như sau :

1. Thực hiện quản lý nhà nước về thuế theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ đạo thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này.

3. Chỉ đạo lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước.

4. Kiểm tra,thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế.

5. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

Câu 11 : Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc tham gia quản lý thuế ?

Trả lời : Theo quy định tại điều 16 của Luật Quản lý thuế thì trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác như sau :

1. Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.

2. Phối hợp thực hiện các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

3. Tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

4. Yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ phải giao hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ.

Câu 12 : Tổ chức kinh doanh dịch vụ nào được làm thủ tục về thuế ? Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời : Điều 20 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 29/11/2006 quy định :

1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế.

2. Quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

a) Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế;

b) Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luậtnày và theo hợp đồng với người nộp thuế.

3. Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

a) Thông báo với cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục thuế;

b) Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan;

c) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với người nộp thuế theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế;

đ) Không được thông đồng, móc nối với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế

4. Điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

a) Có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Có ít nhất hai nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủtục thuế.

Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có bằng cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có thời gian làm việc từ hai năm trở lên trong các lĩnh vực này; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Bộ Tài chính quy định về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và quản lý hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

5. Đại lý hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế khi làm thủ tục về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 13 : Khi tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục thuế thực hiện thủ tục về thuế sai qui định thì trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thuộc về ai?

Trả lời : Khi tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục thuế thực hiện thủ tục về thuế sai qui định thì trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thuộc về người nộp thuế .

 

Câu 14 : Đối tượng nào phải đăng ký thuế ?

Trả lời : Điều 21 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 quy định :

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.

2. Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.

3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.

4. Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.

 

Câu 15 : Thời hạn đăng ký thuế được quy định như thế nào ?

Trả lời : Điểu 22 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 quy định :

Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày:

1. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

2. Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

3. Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay;

4. Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;

5. Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.

Câu 16: Hồ sơ đăng ký thuế được quy định như thế nào đối với từng đối tượng nộp thuế?

Trả lời  : Theo điều 23 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 thì hồ sơ đăng ký thuế đối với từng đối tượng nộp thuế được quy định như sau:

1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

2. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế;

b) Bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định đầu tư đối với tổ chức; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với cá nhân.

Câu 17: Trong thời hạn bao lâu người nộp thuế được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế?

Trả lời :Điều 26 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 quy định :

1. Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ.

Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đăng ký thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp thuế.

Câu 18: Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế người nộp thuế phải làm gì?

Trả lời : Điều 27 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 quy định :

1. Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thuế đối với các trường hợp có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.

Câu 19 : Mã số thuế được quy định như thế nảo?

Trả lời : Điều 28 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 quy định việc sử dụng mã số thuế như sau :

Mã số thuế là 1 dãy chữ số , chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

1. Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác

2. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.

Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế và các chứng từ giao dịch qua tài khoản.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác.

Câu 20 : Mã số thuế chấm dứt hiệu lực sử dụng trong trường hợp nào?

Trả lời : Điều 29 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 quy định :

1. Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động;

b) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

3. Cơ quan thuế thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Câu 21 : Hồ sơ khai thuế được quy định như thế nào?

Trà lời : Theo quy định tại điều 31 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 thì hồ sơ khau thuế gồm :

1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm:

a) Tờ khai thuế tháng;

b) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra;

c) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào;

d) Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.

2. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:

a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp;

b) Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính;

c) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.

3. Hồ sơ khai thuế đối với đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:

a) Tờ khai thuế;

b) Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

4. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.

5. Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:

a) Tờ khai quyết toán thuế;

b) Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;

c) Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.

6. Chính phủ quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo năm, khai tạm tính theo quý, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế và hồ sơ khai thuế đối với từng trường hợp cụ thể.

Câu 22 : Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ?

Trả lời : Điều 32 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH 11, ngày 19/11/2006 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau :

1. Đối với loại thuế khai và nộp theo tháng, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

2. Đối với hồ sơ khai thuế cả năm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính ;

3. Đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế;

4. Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

5. Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, thời hạn nộp hồ sơ Chậm nhất là ngày 10, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế

6. Khi chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

information contact

Địa chỉ: Số 15, Ngõ 251 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện Thoại: 0962.730.706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: dksoft.com.vn

Consultation Support

Choose service:

FullName:

Email:

Phone:

Content:

mã bảo mật

0962 730 706