Những vấn đề kế toán cần lưu ý về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu ủy thác là 1 trong 3 hình thức xuất nhập khẩu quan trọng hiện nay. Công tác ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa được quy định rõ trong Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của chính phủ. Vậy kế toán trong doanh nghiệp thực hiện hình thức ủy thác xuất khẩu hàng hóa và doanh nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa cần chú ý đến những vấn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

1. Ủy thác xuất khẩu hàng hóa là gì?

 
Theo khái niệm về xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước đã được bộ thương mại quy định cụ thể trong Thông tư số18/TT – BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại thì ủy thác xuất khẩu hàng hóa là: “Xuất khẩu ủy thác là nhờ một công ty thứ 3 đứng ra làm tất cả các việc xuất hàng cho đối tác nước ngoài.”

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp vì một lý do nào đó không thể tự mình thực hiện công việc xuất khẩu và phải nhờ đến bên thứ 3. Bên thứ 3 này chỉ xuất khẩu hộ và hưởng phần chi phí xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
 
 
 

2. Quy định về ủy thác xuất khẩu hàng hóa


Thông tư 39/2014/TT-BTC tại Phụ lục 4, Điểm 2.3 quy định về hóa đơn trong một số trường hợp như sau:

“2.3. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm Lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hóa, khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu lập hóa đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. Cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.”


Như vậy:

– Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa:
 
  • Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu doanh nghiệp sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ
  • Khi doanh nghiệp nhận ủy thác thông báo về số hàng hóa thực xuất khẩu doanh nghiệp lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu.
– Doanh nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu:
 
  • Khi nhận hàng ủy thác xuất khẩu, doanh nghiệp căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của bên ủy thác để kiểm tra số hàng nhận được.
  • Khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nhận ủy thác sử dụng invoice hoặc hóa đơn thương mại lập và giao cho khách hàng nước ngoài ( theo Thông tư 119/2014/TT-BTC đã bỏ hóa đơn xuất khẩu)
 
 
chu-y-khi-uy-thac-xuat-khau
 
 

3. Lưu ý đối với cơ sở có hàng ủy thác xuất khẩu

 

a. Về hóa đơn

 
Phụ lục IV, đính kèm Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu như sau:

“2.3. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm Lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hóa, khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu lập hóa đơn GTGT,tên người mua ghi tên cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, dòng thuế suất là 0%. Dưới hoá đơn ghi rõ: Hàng uỷ thác xuất khẩu. Cơ sở có hàng uỷ thác xuất khẩu sử dụng hoá đơn này để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT.“

b. Về thuế GTGT


Theo Điều 9.Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thuế suất 0%như sau:

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu;

2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
 
  • Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu;hợp đồng uỷ thác xuất khẩu;
  • Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
  •  Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này
Theo Điều 16. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hoá xuất khẩu

Phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:

1.Hợp đồng bán hàng hoá cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu là hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng uỷ thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận uỷ thác xuất khẩu thanh toán cho bên uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu.

2.Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Hàng hóa xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng
Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng.

Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của phía nước ngoài cho bên nhận uỷ thác và bên nhận uỷ thác phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng cho bên uỷ thác. Trường hợp bên nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên uỷ thác xuất khẩu thì bên uỷ thác phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và việc thanh toán như trên phải được quy định trong hợp đồng.

4. Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”
 

khi-uy-thac-xuat-khau-doanh-nghiep-can-lam-gi
 
 

4. Đối với cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá

 

a) Về Hoá đơn:


Phụ lục IV, đính kèm Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu như sau: 

“Khi hàng hoá nhận uỷ thác đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan, cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩusử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.”
 

b) Về Thuế GTGT:


Tại Điều 1, khoản 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC có quy định:

“Người nộp thuế nhận xuất, nhập khẩu ủy thác hàng hóa không phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhận xuất, nhập khẩu ủy thác (trong trường hợp hợp đồng ủy thác không có nội dung ủy thác về thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT thay cho đối tượng ủy thác) nhưng phải khai thuế giá trị gia tăng đối với thù lao ủy thác được hưởng.”

Đồng thời, cơ sở nhận uỷ thác lập hoá đơn GTGT, thuế suất theo quy định giao cho cơ sở có hàng uỷ thác xuất khẩu đối với khoản phí uỷ thác được hưởng.

information contact

Địa chỉ: Số 15, Ngõ 251 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện Thoại: 0962.730.706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: dksoft.com.vn

Consultation Support

Choose service:

FullName:

Email:

Phone:

Content:

mã bảo mật

0962 730 706