Phạm vi và thời điểm ghi chép hàng mua

Khi thực hiện nghiệp vụ mua hàng, kế toán cần chú ý đến phạm vi cũng như thời điểm ghi nhận hàng mua như thế nào? Bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

1.Phạm vi của chỉ tiêu hàng mua.

Hàng hóa được coi là hàng mua khi thỏa mãn đủ 3 điều kiện sau đây:

+ Phải thông qua phương thức mua – bán – thanh toán tiền hàng nhất định.

+ DN phải nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hay một loại hàng hóa khác.

+ Hàng mua vào nhằm mục đích để bán hoặc qua gia công, chế biến sản phẩm để bán.

Bên cạnh đó, các trường hợp ngoại lệ sau đây cũng được coi là hàng mua như:

+ Hàng mua về vừa để bán, vừa để tiêu dùng trong nội bộ DN mà chưa phân biệt rõ giữa các mục đích thì vẫn coi là hàng mua.

+ Hàng hóa hao hụt trong quá trình mua theo hợp đồng bên mua chịu.

Những trường hợp sau đây KHÔNG được coi là hàng mua:

+ Hàng nhận biếu tặng.

+ Hàng dư thừa tự nhiên.

+ Hàng mẫu nhận được.

+ Hàng mua về dùng trong nội bộ hoặc dùng cho xây dựng cơ bản.

+ Hàng nhận bán hộ, bảo quản hộ.

+ Hàng nhận từ khâu gia công, sản xuất phụ thuộc.

Ví dụ: Đối với DN thương mại xuất nhập khẩu thì những hàng hóa sau được xác nhận là hàng nhập khẩu:

+ Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương.

+ Hàng tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ.

+ Hàng đưa vào Việt nam tham gia hội chợ, triển lãm sau đó nước ta mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.

2.Thời điểm ghi chép hàng mua.

+ Thời điểm chung để xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành: là thời điểm doanh nghiệp nhận được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ (đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh toán).

+ Thời điểm cụ thể: Tuỳ thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm xác định hàng mua có khác nhau.

a.Đối với những doanh nghiệp thương mại nội địa.

+ Nếu mua hàng theo phương thức mua trực tiếp, thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán cho người bán.

+ Nếu mua hàng theo phương thức chuyển hàng, thời điểm xác định hàng mua là khi doanh nghiệp đã nhận được hàng (do bên bán chuyển đến), đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán với người bán.

b.Đối với DN thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu.

Thời điểm mua hàng còn phụ thuộc vào thời điểm giao hàng và chuyên chở. Chẳng hạn, nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF:

+ Vận chuyển bằng đường biển: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu tính từ ngày hải quan cảng ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

+ Vận chuyển bằng đường hàng không: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu tính từ ngày hàng hoá được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay.

Việc xác định đúng phạm vi và thời điểm xác định hàng mua có ý nghĩa rất lớn đốí với doanh nghiệp, nó đảm bảo cho việc ghi chép chỉ tiêu hàng mua một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, giúp cho lãnh đạo có cơ sở để chỉ đạo nghiệp vụ mua hàng; đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hoá đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ hàng mua đang đi đường, tránh những tổn thất về hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

information contact

Địa chỉ: Số 15, Ngõ 251 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện Thoại: 0962.730.706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: dksoft.com.vn

Consultation Support

Choose service:

FullName:

Email:

Phone:

Content:

mã bảo mật

0962 730 706