Trao đổi về các phương pháp kế toán trong môn học nguyên lý kế toán

Các phương pháp kế toán là công cụ quan trọng của kế toán nhằm thu nhập, xử lý, kiểm tả,phân tích và thông tin kinh tế tài chính của đơn vị cho các đối tượng sử dụng.
Trao đổi về các phương pháp kế toán trong môn học nguyên lý kế toán
Tuy nhiên, trong các tài liệu phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu kế toán hiện nay lại không thống nhất về tên gọi, cách hiểu các phương pháp này. Sự không thống nhất đó tuy không làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp nhưng có ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của người làm kế toán. Và lớn hơn nữa nó thể hiện sự phát triển của khoa học kế toán Việt Nam chưa cao. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một phần nhỏ sự không đồng nhất đó là số lượng, khái niệm các phương pháp kế toán.
   Các trường Đại học ở miền Bắc như Đại học Thương mại, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng có bốn phương pháp kế toán là: Chứng từ kế toán, Tài khoản kế toán (Đối ứng tài khoản-Đại học kinh tế quốc dân), Tính giá và Tổng hợp cân đối kế toán. Trong khi đó, các Trường Đại học Kinh tế Thành phố HCM, Đại học Quốc gia Tp HCM, Đaih học Ngân hàng TP HCM, Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp và một số sách tham khảo về Nguyên lý kế toán đưa ra 6 phương pháp là Chứng từ kế toán, Kiểm toán, Tài khoản kế toán, Ghi sổ kép, Tính giá và Tổng hợp cân đối kế toán. Sự khác nhau trong các giáo trình nguyên lý kế toán không chỉ về số lượng các phương pháp mà cả về khái niệm, nội dung các phương pháp. Những quan điểm khác nhau đó đã tạo nên sự thiếu thống nhất trong giảng dạy cũng như không đảm bảo tính khoa học của môn học. trong khi chúng ta chưa có một giáo trình Nguyên lý kế toán chung trong cả nước thì việc nghiên cứu, trao đổi các phương pháp kế toán là việc làm cần thiết để có thể làm rõ hơn cơ sở khoa học, bản chất, nội dung các phương pháp. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến số lượng và khái niệm các phương pháp kế toán như sau:
Thứ nhất: Về số lượng các phương pháp kiểm toán.
Theo điều 4 của Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.” Đồng thời chúng ta cũng biết rằng kế toán là một môn khoa học độc lập trong hệ thống các môn khoa học kinh tế, do đó kế toán cần có một hệ thống các nguyên tắc vận dụng những nguyên lý, lý luận phản ánh hiện thực khách quan nhăm chỉ huy hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người”. Đối tượng của kế toán là tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính (sự vận động của tài sản). Kế toán cần phản ánh được các đối tượng đó bằng hệ thống các nguyên tắc nhất định. Đó chính là các cách thức được sử dụng để thu hập thông tin (chứng từ kế toán), xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin (tài khoản kế toán, tính giá) và cung cấp thông tin (tổng hợp- cân đối kế toán).
Với hai phương pháp còn lại như quan điểm của các trường phía Nam, theo chúng tôi:
Kiểm kê chỉ là việc kiểm tra thực tế tài sản thông qua việc cân, đong, đếm, kiểm nhận, đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thật của tài sản tại đơn vị. kiểm kê do kế toán, người quản lý tài sản và một số đối tượng khác có liên quan tham gia. Công việc kiểm kê chỉ nhằm xác minh tài sản và giúp kế toán phản ánh đúng tài sản của đơn vị mà không phải là sự vận dụng lý luận để phản ánh tài sản, hay nói cách khác không phải là cách thức vận dụng lý luận để nghiên cứu đối tượng kế toán. Vậy kiểm kê không phải là phương pháp mà thực chất chỉ là một công cụ hỗ trợ thêm cho kế toán, giúp kế toán cung cấp được thông tin trung thực.
Ghi sổ kép: Theo quan kiểm của kế toán Mỹ,Anh thì phương pháp kế toán chỉ là ghi sổ kép còn chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo kế toán là công cụ của kế toán.Nhưng như quan điểm đã trình bày ở trên thì Tài khoản kế toán là một phương pháp kế toán, để ghi chép được nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khaonr cần tổ chức các tài khgoanr và sử dụng một trong số các cách thức là sổ ghi kép. Vậy đây chỉ là một bộ phận của phương pháp Tài khoản mà không phải là một phương pháp độc lạp của kế toán.
Vì vậy, số lượng các phương pháp cần xác định như trong giáo trình các trường đại học khu vực miền Bắc. Điều đó có nghĩa là kế toán chỉ có 4 mà không phải 6 phương pháp.
Thứ hai: Về khái niệm các phương pháp kế toán.
Hiện nay, hầu hết mỗi giáo trình Nguyên lý kế toán lại có một khái niệm khác nhau về từng phương pháp kế toán. Sự khác nhau đó sẽ dẫn đến việc hiểu không đúng về khoa học này. Chúng tôi xét lần lượt từng phương pháp:
Phương pháp chứng từ kế toán: Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Nhờ đó phương pháp chứng từ kế toán có thể phản ánh các đối tượng kế toán ở trạng thái động (theo các xu hướng tăng hoặc giảm). Phương pháp chứng từ kế toán vừa thể hiện tính chất pháp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa chứa đựng và thông tin về các nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Vì vậy theo chúng tôi giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán của trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: “Chứng từ là phương pháp thông tin và kiểm tra về trạng thái và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán cụ thể nhằm phục vụ kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ và làm căn cứ phận loại, ghi sổ và tổng hợp kế toán” là không hoàn toàn thích hợp. Phương pháp chứng từ kế toán không thể phản ánh “trạng thái” của đối tượng kế toán vẫn được hiểu ở dạng “tĩnh”. Còn nếu theo giáo trình Nguyên lý kế toán của Đại học Ngân hàng TP HCM thì: “Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính cụ thể” sẽ không chính xác và đầy đủ. Trên thực tế người lập chứng từ kế toán thường là người thực hiện hay giám sát việc thực hiện nghiệp vụ nên có thể kiểm tra sự hình thành của các nghiệp vụ kinh tế. Nhưng chứng từ kế toán chỉ được lập khi nghiệp vụ đã xảy ra và đã hoàn thành nên không thể thông tin về “sưh hình thành” nghiệp vụ. Mặt khác, sau khi phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ đơn vị còn phải tổ chức luân phiên chứng từ đến các bộ phận có liên quan để sử lý thông tin nên các khái niệm trên chưa thể hiện được nội dung này.
Vậy phương pháp chứng từ kế toán cần được hiểu là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh vào chứng từ kế toán và tổ chức quản lý, luân chuyển chứng từ phục vụ công tác quản lý và ghi sổ kế toán.
   Phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp này được sử dụng nhằm phản ánh tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán. Hay nói cách khác tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. Nếu hiểu phương pháp này theo khái niệm của Trường Đại học Quốc gia TP HCM thì: “Là phương pháp so sánh thông tin và kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối tương quan tác động qua lại giữa các đối tượng này”. Theo chúng tôi, phương pháp tài khoản không chỉ cung cấp thông tin về quá trình vận động của đối tượng kế toán theo các mặt đối lập mà còn có cả thông tin về tình hình đối tượng kế toán ở đầu, cuối kỳ kế toán trong khi khái niệm này chỉ đề cập đến sự vận động của đối tượng kế toán là không đầy đủ. Mặt khác trong khái niệm tài khoản kết toán không thống nhất phải đề cập đến mối quan hệ tác động qua lại trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán phải thể hiện được mối quan hệ đó thông qua việc sử dụng cách thức ghi kép- một phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán. Theo Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp thì: “Tài khoản là phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liện tục và có hệ thống số hiện có và tình hình biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như quá trình hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp”. Khái niệm này mặc dù đã thể hiện được đặc điểm của thông tin cung cấp là “thương xuyên, liên tục” nhưng tính khái quát không cao, vì tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động chính là đối tượng kế toán.Mặt khác, do nhiều đối tượng kế toán nên có thể phản ánh và cung cấp thông tin vừa tổng hợp vừa chi tiết các đối tượng này thì phương pháp tài khoản cần phải phân loại các đối tượng kế toán và mở rộng cho mỗi đối tượng một tài khoản. Rõ ràng là các khái niệm trên đã không thể hiện được đặc điểm này của phương pháp tài khoản.
   Vậy theo chúng tôi phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phận loại để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán.
Phương pháp tính giá: là phương pháp được sử dụng nhằm xác định và ghi nhận được giá trị của các loại tài sản khác nhau về các chủng loại, hình thái vật chất, nguồn hình thành. Vì vậy trong tính giá phải sử dụng thước đo giá trị. Giá trị của tài sản được xác định trên cơ sở các khoản chi phí trực tiếp hình thành nên tài sản đó nên kế toán cần tổng hợp các khoản chi. Mặt khác, để đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán thì việc tính giá các tài sản giống nhau trong các đơn vị khác nhau, ở các thời điểm khác nhau phải theo phương pháp, nguyên tắc giống nhau. Với quan điểm này, theo chúng tôi nếu coi phương pháp tính gía là: “Phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ” như giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân hay Viện kế toán và Quản trị doanh nghiệp là “Phương pháp kế toán biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc cũng như các qui định cụ thể do Nhà nước ban hành” sẽ không thể hiện được đầy đủ đặc trưng của phương pháp.
   Theo chúng tôi pháp tính giá là phương pháp sử dụng thước đo giá trị tổng hợp và phân phối chi phí để xác định giá trị tài sản trong các đơn vị kế toán theo những nguyên tắc nhất định.
   Phương pháp tổng hợp-cân đối kế toán: là phương pháp được sử dụng nhằm cung cấp các thông ti khái quát, tổng hợp về các đối tượng kế toán theo bản chất và các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán. Nếu theo khái niệm trong giáo trình của Đại học Quốc gia TP HCM: “Là phương pháp đánh giá khái quát tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kì nhất định” chúng ta sẽ hiểu phương pháp này dùng để lập báo cáo kế toán định kì. Xét về lý luận cũng như trong thực tiễn thì phương pháp tổng hợp-cân đối kế hoạch không những dùng để lập các báo cáo nội bộ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp.
   Ngoài ra, sử dụng cụm từ “đánh giá” cho phương pháp này không hợp lý, vì với nội dung các bản tổng hợp cân đối mà đơn vị kế toán bắt buộc hay tự nguyện lập chứa đựng rất ít thông tin có tính chất đánh giá của người lập, công việc này thường do người nhận và sử dụng thông tin đảm nhiệm theo sự phân công công việc trong đơn vị. Theo sách Nguyên lý kế toán của Bộ môn Nguyên lý kế toán của trường Đại học Kinh tế TP HCM thì khái niệm phương pháp này rất đơn giản, chỉ là: “Là phương pháp của kế toán được thực hiện thông qua việc lập báo cáo kế toán”. Đây thực chất là hiểu về phương pháp này chứ không thể coi là khái niệm. Còn nếu xét theo khái niệm của Đại học Thương mại, Học viện Tài chính thì phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là: “phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán” theo chúng tôi tuy đúng nhưng không đảm bảo sự thống nhất trong trình bày khái niệm các phương pháp kế toán. Cả 3 phương pháp trên đều không đề cập cụ thể đến nguồn cung cấp thông tin cụ thể, vậy nên chăng chúng ta cũng không đề cập đến vấn đề này trong khái niệm của phương pháp cuối cùng.
   Theo chúng tôi phương pháp tổng hợp-cân đối kế toán là phương pháp tổng hợp thông tin theo các mối quan hệ cân đối vốn có cúa kế hoạch và cung cấp các thông tin theo các chủ tiêu kinh tế-tài chính về tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhằm phục vụ công tác quản lý.
   Các cách thức thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán vừa thể hiện tính khách quan của khoa học kế toán lại vừa thể hiện tính chủ quan của người sử dụng. Đồng thời những phương pháp này có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau, thể hiện sự liên hệ xâu chuỗi trong chu kỳ kế toán và phù hợp với cơ sở biện chứng của quá trình nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ chi tiết đến tổng hợp:
   Trên đây là một số ý kiến về các phương pháp kế toán nhằm đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển của ké toán. Hy vọng trong thời gian tới Bộ giáo dục và Đào tạo có chính sách thích hợp để có thể tập hợp được các chuyên gia hàng đầu về kế toán ở Việt Nam biên soạn một giáo trình chuẩn của môn học Nguyên lý kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vững chắc của khoa học kế toán nói chung.

information contact

Địa chỉ: Số 15, Ngõ 251 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện Thoại: 0962.730.706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: dksoft.com.vn

Consultation Support

Choose service:

FullName:

Email:

Phone:

Content:

mã bảo mật

0962 730 706