Tỷ giá giao dịch thực tế xác định như thế nào
Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế mới nhất
Tại khoản 4 điều 2 của TT 26/2015/TT- BTC quy định:
Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
– Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
Người nộp thuế thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam thì người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế căn cứ số tiền Việt Nam Đồng trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước và tỷ giá quy định tại Khoản này để quy đổi thành số tiền bằng ngoại tệ để thanh toán cho khoản nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ, cụ thể như sau:
Trường hợp nộp tiền tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước; thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng; nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ:
Công ty X là người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ; nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam. Công ty X mở tài khoản tại 3 ngân hàng là Ngân hàng A; Ngân hàng B và Ngân hàng C. Ngày 21/3/2015, tỷ giá mua vào đồng đô la Mỹ tại Ngân hàng A là 21.300 VND/USD; tại Ngân hàng B là 21.310 VND/USD, tại Ngân hàng C là 21.305 VND/USD.
Ngày 21/3/2015, Công ty X nộp thuế bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng D; hoặc Kho bạc Nhà nước quận E thì Công ty X được áp dụng tỷ giá mua vào của một trong ba ngân hàng A, B, C. Nếu Công ty X nộp thuế bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng A; thì áp dụng tỉ giá là 21.300 VND/USD.
Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ; thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế; theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC; ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
Tỷ giá giao dịch
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại; nơi người nộp thuế mở tài khoản.
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí; là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại; nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
Các trường hợp cụ thể khác
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 như sau:
Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131); kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh; (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua; khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước;
– Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng; (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ; (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua; thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền); tại thời điểm nhận trước;
– Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng; có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính; theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng; là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp; chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng
Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu; và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại; nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá; do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế); để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
– Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ,
Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế; tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán; khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí; thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.
– Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ,
Kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ; (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh; được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu; hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch); tại thời điểm ứng trước;
– Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ; tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán; là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại; nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định; (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán; có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.