Hợp tác tài chính APEC: Chống trốn thuế và chuyển lợi nhuận
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 diễn ra từ 19-21/10 tại Hội An nhằm tăng cường hợp tác, hạn chế hành vi trốn thuế.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 diễn ra từ 19-21/10 tại Hội An nhằm tăng cường hợp tác, hạn chế hành vi trốn thuế.
Hiện nay, tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng những hạn chế trong chính sách thuế tại nước tiến hành sản xuất để trốn thuế hoặc chuyển lợi nhuận sang những nước có mức thuế suất thấp hơn khá phổ biến.
Chính vì vậy, chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) là một trong 4 ưu tiên hợp tác tài chính tại APEC Việt Nam 2017. Đây là sáng kiến hợp tác tài chính của Việt Nam, sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 diễn ra từ 19-21/10 tại Hội An (Quảng Nam) nhằm tăng cường hợp tác, hạn chế hành vi trốn thuế trong các nước thành viên APEC.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho biết: Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận là chương trình hợp tác về quốc tế của các cơ quan thuế các nước cũng như về vấn đề chính sách thuế được khởi động năm 2016.
Đối với Việt Nam, khi tham gia chương trình này sẽ có được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như hợp tác của cơ quan thuế nước ngoài trong việc trao đổi các thông tin quản lý, đặc biệt với các Tập đoàn đa quốc gia, cũng như tham mưu cho Việt Nam sửa đổi chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời cũng bảo vệ được nguồn thu. Ưu tiên hợp tác trong chống xói mòn thuế và chuyển dịch lợi nhuận là sáng kiến của Việt Nam trong năm 2017.
Ông Đặng Ngọc Minh hy vọng trong khuôn khổ APEC sẽ có tuyên bố chung, ủng hộ tiến trình chung về chống xói mòn nguồn thu cũng như chống chuyển lợi nhuận để tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia, tăng cường hợp tác quốc tế trong khu vực và quốc tế.
Đồng thời, ông Minh cho rằng, đây cũng là nguồn thông tin quan trọng để Chính phủ cân nhắc giao nhiệm vụ cho các bộ ngành xây dựng chương trình chính sách pháp luật quốc gia cũng như tăng cường công tác hợp tác quốc tế về thuế phục vụ cho vấn đề quản lý thuế của Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện nay, vấn đề được các nền kinh tế APEC quan tâm, đó là có lỗ hổng trong chính sách và cách thức quản lý mà các tổ chức xuyên quốc gia tận dụng để áp dụng chính sách thuế với mỗi nền kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế của mỗi quốc gia và việc hình thành nên giá cả của sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Từ đó làm cho hình ảnh thương mại, đầu tư bị méo mó.
Việt Nam bị ảnh hưởng nguồn thu từ hành vi trốn thuế được thể hiện rõ qua chuyển giá hay các giao dịch qua biên giới trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ đối ngoại, Bộ Tài chính cho rằng, trong các nền kinh tế thành viên APEC cũng có một số nền kinh tế là nước đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta cần chia sẻ khó khăn thách thức khi thực hiện một số hành động tối thiểu. Qua đó, các nước có diễn đàn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiểm điểm tiến trình thực hiện tại nền kinh tế mình, đồng thời có cơ chế hợp tác để cùng nhau thực hiện vấn đề này.
Thực tiễn cho thấy, hành vi trốn thuế hoặc chuyển lợi nhuận là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có một giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương. Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận là một trong 4 ưu tiên hợp tác tài chính tại APEC Việt Nam 2017.
Trước khi báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC diễn ra vào ngày 19-21/10 tới, nội dung này đã được thảo luận tại hội nghị diễn ra vào tháng 2 và tháng 5/2017. Tập trung thảo luận về xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận tại APEC sẽ giúp các nền kinh tế đang phát triển học tập kinh nghiệm triển khai công cụ chính sách và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà quản lý thuế của các nền kinh tế phát triển.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết: Hợp tác trong khu vực APEC hết sức cần thiết. Với đầu tư xuyên quốc gia như vậy thì hợp tác phải mang tính chất toàn cầu. Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, chúng ta rất cần nguồn lực từ nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như đầu tư gián tiếp. Vì thế, cần nhận thức được những rủi ro đó để có những giải pháp tăng cường chính sách, quản lý thuế, tăng cường chính sách tài khóa, đảm bảo việc phát triển bền vững.
Trên cơ sở định hướng chủ đề quốc gia APEC Việt Nam 2017 “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai”, hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tới đây sẽ thảo luận các chủ đề ưu tiên về Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng, Tài chính bao trùm, Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai. Kết quả của hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC sẽ được báo cáo lên Ủy ban Quốc gia APEC 2017 để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2017.
Ảnh minh họa
Hiện nay, tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng những hạn chế trong chính sách thuế tại nước tiến hành sản xuất để trốn thuế hoặc chuyển lợi nhuận sang những nước có mức thuế suất thấp hơn khá phổ biến.
Chính vì vậy, chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) là một trong 4 ưu tiên hợp tác tài chính tại APEC Việt Nam 2017. Đây là sáng kiến hợp tác tài chính của Việt Nam, sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 diễn ra từ 19-21/10 tại Hội An (Quảng Nam) nhằm tăng cường hợp tác, hạn chế hành vi trốn thuế trong các nước thành viên APEC.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho biết: Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận là chương trình hợp tác về quốc tế của các cơ quan thuế các nước cũng như về vấn đề chính sách thuế được khởi động năm 2016.
Đối với Việt Nam, khi tham gia chương trình này sẽ có được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như hợp tác của cơ quan thuế nước ngoài trong việc trao đổi các thông tin quản lý, đặc biệt với các Tập đoàn đa quốc gia, cũng như tham mưu cho Việt Nam sửa đổi chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời cũng bảo vệ được nguồn thu. Ưu tiên hợp tác trong chống xói mòn thuế và chuyển dịch lợi nhuận là sáng kiến của Việt Nam trong năm 2017.
Ông Đặng Ngọc Minh hy vọng trong khuôn khổ APEC sẽ có tuyên bố chung, ủng hộ tiến trình chung về chống xói mòn nguồn thu cũng như chống chuyển lợi nhuận để tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia, tăng cường hợp tác quốc tế trong khu vực và quốc tế.
Đồng thời, ông Minh cho rằng, đây cũng là nguồn thông tin quan trọng để Chính phủ cân nhắc giao nhiệm vụ cho các bộ ngành xây dựng chương trình chính sách pháp luật quốc gia cũng như tăng cường công tác hợp tác quốc tế về thuế phục vụ cho vấn đề quản lý thuế của Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện nay, vấn đề được các nền kinh tế APEC quan tâm, đó là có lỗ hổng trong chính sách và cách thức quản lý mà các tổ chức xuyên quốc gia tận dụng để áp dụng chính sách thuế với mỗi nền kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế của mỗi quốc gia và việc hình thành nên giá cả của sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Từ đó làm cho hình ảnh thương mại, đầu tư bị méo mó.
Việt Nam bị ảnh hưởng nguồn thu từ hành vi trốn thuế được thể hiện rõ qua chuyển giá hay các giao dịch qua biên giới trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ đối ngoại, Bộ Tài chính cho rằng, trong các nền kinh tế thành viên APEC cũng có một số nền kinh tế là nước đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta cần chia sẻ khó khăn thách thức khi thực hiện một số hành động tối thiểu. Qua đó, các nước có diễn đàn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiểm điểm tiến trình thực hiện tại nền kinh tế mình, đồng thời có cơ chế hợp tác để cùng nhau thực hiện vấn đề này.
Thực tiễn cho thấy, hành vi trốn thuế hoặc chuyển lợi nhuận là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có một giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương. Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận là một trong 4 ưu tiên hợp tác tài chính tại APEC Việt Nam 2017.
Trước khi báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC diễn ra vào ngày 19-21/10 tới, nội dung này đã được thảo luận tại hội nghị diễn ra vào tháng 2 và tháng 5/2017. Tập trung thảo luận về xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận tại APEC sẽ giúp các nền kinh tế đang phát triển học tập kinh nghiệm triển khai công cụ chính sách và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà quản lý thuế của các nền kinh tế phát triển.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết: Hợp tác trong khu vực APEC hết sức cần thiết. Với đầu tư xuyên quốc gia như vậy thì hợp tác phải mang tính chất toàn cầu. Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, chúng ta rất cần nguồn lực từ nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như đầu tư gián tiếp. Vì thế, cần nhận thức được những rủi ro đó để có những giải pháp tăng cường chính sách, quản lý thuế, tăng cường chính sách tài khóa, đảm bảo việc phát triển bền vững.
Trên cơ sở định hướng chủ đề quốc gia APEC Việt Nam 2017 “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai”, hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tới đây sẽ thảo luận các chủ đề ưu tiên về Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng, Tài chính bao trùm, Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai. Kết quả của hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC sẽ được báo cáo lên Ủy ban Quốc gia APEC 2017 để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2017.