Điểm yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Quản trị tài chính thiếu bài bản

Một trong những hạn chế chủ yếu khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, phải rút lui khỏi thị trường là quản trị dòng tiền thiếu bài bản.
Loay hoay với dòng tiền
Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ startup, kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp cả nước. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp thuộc nhóm này đều có quy mô từ nhỏ đến siêu nhỏ (vốn trung bình ở mức 4-7 tỷ đồng/DN). Số lượng doanh nghiệp bị ngừng hoạt động, phá sản lại có xu hướng tăng theo thời gian.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều DN nhỏ, siêu nhỏ là quản lý dòng tiền chưa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp có ý tưởng hay, đội ngũ người sáng lập đam mê, tài năng nhưng vẫn thất bại do không giữ được cán cân tài chính. Theo một số chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn khởi nghiệp, cái cần chú trọng không phải là lợi nhuận mà là dòng tiền. Bắt đầu một startup dù nhỏ nhất cũng cần quản lý dòng tiền hiệu quả.

Câu chuyện khởi nghiệp của anh Nguyễn Văn Dũng (Hà Nội) khá gian nan. Với số tiền tích cóp hơn 100 triệu đồng, anh quyết định mở công ty thức ăn chăn nuôi. Khi mới thành lập công ty, nhờ một người bạn giới thiệu mối in bao bì, nhưng đơn vị này chỉ nhận in ít nhất là 5.000 cái với giá 4.000 đồng/cái/mã sản phẩm. Tính ra, nguyên tiền in bao bì đã là 20 triệu/mã sản phẩm, với 4 sản phẩm của công ty thì riêng chi phí in bao bì đã gần hết tiền vốn. Nhưng sau đó, khi quyết định thay đổi một chi tiết nhỏ trên logo thì tất cả bao bì phải đem bỏ đi, số tiền vốn gần như đi tong.

Cùng với đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Một phần nguyên nhân chính từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tính minh bạch, hệ thống báo cáo tài chính chưa thật sự chính xác, chưa được kiểm toán. Do đó, các tổ chức tín dụng thiếu thông tin khi phân tích, đánh giá và thẩm định nhu cầu vay vốn của oanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, thiếu chiến lược bài bản, do đó không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định pháp luật và quy trình quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng.
 
quản lý hiệu quả dòng tiền cho doanh nghiệp
 
Thiếu chiến lược, vay quá nhiều
Đa số các doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng và truyền đạt chiến lược công ty trong nội bộ doanh nghiệp. Chiến lược là cơ sở để phân bổ nguồn lực tiền mặt hiệu quả, việc không xây dựng được một chiến lược rõ ràng khiến cho công ty thiếu đi cơ sở quan trọng nhất để phân bổ hiệu quả nguồn lực tiền mặt.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng rất hạn chế xây dựng kế hoạch dòng tiền dài hạn (3 – 5 năm) gắn với chiến lược, bên cạnh đó, các kế hoạch ngân sách chi được xây dựng độc lập, hoặc phục vụ cho các mục tiêu riêng lẻ và không phù hợp, tách biệt với chiến lược và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch dòng tiền chưa thực hiện phân tích phù hợp trong những bối cảnh nền kinh tế hoặc thị trường suy giảm.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần phải làm một cách nghiêm túc cơ cấu vốn trong trung cũng như dài hạn. Doanh nghiệp cần quản lý dòng tiền trong ngày hôm nay, trong tuần tới, tháng tới. Có những trường hợp, trong hoạt động kinh doanh, nhìn vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thấy rõ họ có lợi nhuận nhưng lại không thể trả được các khoản nợ đến hạn hoặc chậm trả lương cho nhân viên… Những việc này làm cho doanh nghiệp mất uy tín, sản xuất kinh doanh đình trệ. Vì vậy, để tránh rủi ro và đảm bảo được hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần lập các dự báo về dòng tiền hàng tháng, hàng quý trên cơ sở dự báo được các khoản phải chi, các khoản thu được và không thu được từ khách hàng.
 
quản lý dòng tiền doanh nghiệp
 
Một trong những điểm yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ hay mắc phải là để hàng tồn kho quá nhiều, dẫn đến đọng vốn. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan điểm trong kinh doanh đi vay càng nhiều càng tốt, tuy nhiên, việc làm trên không phải là thông minh.

Doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đi vay quá nhiều như người có một khẩu súng đang chĩa vào thái dương, ngón tay để trên cò súng không phải của ông ta mà là của ngân hàng, nhà cung cấp… họ siết lúc nào là doanh nghiệp “chết” lúc đó, nếu nợ đến hạn không có tiền để trả. Do vậy, để duy trì hoạt động, doanh nghiệp nên dùng nguồn vốn nội bộ, còn để tăng trưởng về doanh thu thì dùng nguồn vốn bên ngoài. Đừng bao giờ vay thấu chi, hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để mua sắm và tài trợ cho tài sản cố định; tài sản dài hạn phải được mua sắm và tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.

Thông tin liên hệ

KẾ TOÁN A-ONE - DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Điện Thoại: 0962 730 706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: http://ketoana-one.com

Hỗ Trợ tư vấn

Chọn dịch vụ:

Họ tên:

Email:

Điện thoại:

Nội dung:

mã bảo mật

0962 730 706