Cách giải quyết đúng pháp luật khi hóa đơn đầu vào không có chữ kí người mua hàng
Hiện nay trên nhiều diễn đàn, cộng đồng về kế toán đang đặt ra câu hỏi về việc “Hóa đơn đầu vào không có chữ kí người mua hàng thì phải xử lý như thế nào?”. Bộ Tài Chính đã có quy định từ lâu đã có quy định rất rõ về cách giải quyết liên quan đến việc hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính Phủ quy định về Hóa đơn Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Quy định của pháp luật khi hóa đơn đầu vào không có chữ kí người mua
1. Nguyên tắc lập hóa đơn
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc trả hàng hóa.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.
c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có).
d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”
Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.
Cách giải quyết khi hóa đơn đầu vào không có chữ ký
Từ những quy định trên có thể hiểu rằng, nếu không trực tiếp lấy được hóa đơn thì có những cách giải quyết sau:
1. Hoàn toàn có thể ghi vào chỗ “người mua hàng” (ký, ghi rõ họ tên) ở phần tiêu thức khi lập hóa đơn là mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX như vậy thì sẽ không cần thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn.
2. Nếu người đứng đầu (thủ trưởng đơn vị) không ký vào tiêu thức người bán thì có thể xin giấy ủy quyền của thủ trưởng cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ tên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Việc nhờ người khác ký hộ bất kỳ văn bản gì mà không có ủy quyền theo pháp luật là sai. Kế toán, thành viên công ty và chủ doanh nghiệp cần nắm được quy định nhằm tránh những sai phạm trong quá trình làm việc.