Cách tính thuế TNCN đối với lao động có thu nhập từ 2 nơi trở lên
Theo khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc khấu trừ thuế TNCN:
“Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi”
Các tổ chức cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân
Căn cứ quy định về cách tính thuế TNCN, ta đi vào xem xét từng trường hợp cụ thể như sau:
TH 1: Cá nhân có thu nhập tại nhiều nơi đều là thu nhập vãng lai
Tức là không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng
Nếu tại nơi có thu nhập dưới 2.000.000 đồng/lần
Số thuế TNCN phải nộp = 0
Số thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế TNCN x 10%
Ví dụ 1:
Anh A là lao động vãng lai tại Công ty M anh A có thu nhập vãng lai là 3.900.000 đồng (tháng 1/2017: 1.900.000 đ, tháng 2/2017: 1.500.000 đ, tháng 3/2017: 1.500.000 đ). Tại công ty N anh có thu nhập tháng 4/2017: 3.750.000 đồng.
Ta thấy anh A là lao động vãng lai
+ Tại Công ty M số tiền nhận được cho mỗi lần chi trả < 2.000.000 đồng
=> anh A không phải nộp thuế TNCN
+ Tại Công ty N, số thuế TNCN anh A phải nộp = 3.750.000 x 10% = 375.000 đồng
=> Nếu tại nơi có thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên
TH 2: Cá nhân có thu nhập tại nhiều nơi
Bao gồm thu nhập tại nơi vãng lai (không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng) và thu nhập tại nơi ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Số thuế TNCN phải nộp (vãng lai, < 2 triệu đồng/lần) = 0
Số thuế TNCN phải nộp (vãng lai >= 2 triệu đồng/lần)
= Tổng thu nhập chịu thuế TNCN x 10%
Số thuế TNCN phải nộp (nơi ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên) được tính theo biểu lũy tiến từng phần
Ví dụ 2 :
Bà B có thu nhập tại 3 công ty. Tại công ty A bà làm thời vụ, số tiền bà nhận được trong năm 2017 là 1.500.000 đồng. Tại công ty K bà cũng làm thời vụ, số tiền nhận được cho 1 lần chi trả là 5.000.000 đồng. Tại công ty C bà ký hợp đồng lao động trên 3 tháng, tổng thu nhập năm 2017 là 45.000.000 đồng.
Tại công ty A số thuế TNCN bằng 0
Tại công ty K số thuế TNCN = 5.000.000 x 10% = 500.000 đồng
Tại công ty C sẽ tính theo biểu lũy tiến từng phần.
TH 3: Cá nhân có thu nhập tại nhiều nơi, mà các nơi này đều ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Số thuế TNCN phải nộp được tính theo biểu lũy tiến từng phần
Ví dụ 3:
Chị D có thu nhập tại 2 công ty E và công ty F. Tại công ty E chị ký hợp đồng lao động trên 3 tháng, tổng thu nhập năm 2017 là: 25.000.000 đồng. Tại công ty F chị cũng ký hợp đồng lao động trên 3 tháng, tổng thu nhập năm 2017 là 32.500.000 đồng.
Như vậy, năm 2017 tại công ty E và công ty F, chị đều tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
TH 4: Người lao động dưới 3 tháng nhưng năm tài chính công ty ký nhiều lần không liên tục
(chỉ ký khi có nhu cầu), cả năm cá nhân đó có tổng thời gian làm việc tại đơn vị từ 3 tháng đến dưới 12 tháng
Số thuế TNCN phải nộp được tính theo biểu lũy tiến từng phần theo thu nhập tháng