Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản năm 2019
1. Lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản được hiểu là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Do đó, trong nhiều trường hợp, lương cơ bản chưa bao là lương thực nhận của người lao động.
Hiểu một cách chính xác hơn, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó.
Trước đây, lương cơ bản thường được lấy làm “mốc” để đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên, hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội yêu cầu từ năm 2018, mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Cách tính lương cơ bản năm 2019
Do với tính chất là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Cụ thể như sau:
- Lương cơ bản 2019 của người lao động trong doanh nghiệp:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp chính là mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. Căn cứ Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương cơ bản 2019 của đối tượng này như sau:
Mức lương tối thiểu vùng 2019 như sau:
+ Lương cơ bản vùng 1: 4,18 triệu đồng/tháng
+ Lương cơ bản vùng 2: 3,71 triệu đồng/tháng
+ Lương cơ bản vùng 3: 3,25 triệu đồng/tháng
+ Lương cơ bản vùng 4: 2,92 triệu đồng/tháng.
- Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Nhà nước
Mức lương cơ bản của đối tượng này được tính theo công chức:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó, mức lương cơ sở năm 2019 có sự điều chỉnh như sau:
+ Từ 01/01 – 30/06/2019: 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP)
+ Từ 01/07 – 31/12/2019: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14)