Một số lưu ý khi làm về chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.Chênh kệch tỷ giá hối đoái là gì?
Căn cứ theo điều 69, Thông tư 200/2014/Tt-BTC thì Chênh lệch tỷ gái hối đoái là sự chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một lượng tiền tệ khác sang đơn vị kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
2.Một số lưu ý khi làm về chênh lệch tỷ giá hối đoái.
+ Đối với tài khoản tiền 112:
Lưu ý, khi nhận nợ (tăng tiền) thì lấy tỷ giá giao dịch của ngày thực hiện. Tuy nhiên khi nhận có (giảm tiền) thì phải xem giá trị số dư lịch sử… Phương châm lấy cái mình có mà dùng. Những khoản tiền mình đã nhận về hãy xem như là từng gói, từng gói, mỗi gói có 1 tỷ giá nhất định, Khi lấy từng gói ra để trả nợ thì phải ghi tỷ giá theo gói đó. Hết gói này mới lấy gói khác (FIFO).
+ Cuối kỳ xử lý chênh lệch: Tỷ giá ngoại tệ ngày 31 là bao nhiêu, quy đổi số dư nợ TK của mình và đưa chênh lệch đó vào 4131 (bên Có).
+ Đối với tài khoản 131:
Lưu ý, số dư đầu kỳ là của nhiều khoản ng ta nợ mình. Tỷ giá hối đoái đó đơn giản chỉ là tỷ giá trung bình mà thôi. Khi xử lý chênh lệch tỷ giá cần phải chú ý. Xử lý chênh lệch đưa vào 4131 (bên Có).
+ Đối với tài khoản 331: cũng giống với 131 tuy nhiên lưu ý TK này có số dư bên Có. Xử lý chênh lệch đưa vào 4131 (bên Nợ)
+ Cuối cùng tất toán tài khoản 4131 đi, Nếu số dư nợ thì là chi phí 635, Nếu số dư có à Doanh thu tài chính 515.