Sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin có phải cấp đổi lại không?

Đôi khi người lao động sử dụng bảo hiểm xã hội nhưng vì một số lý do nào đó mà mà đổi tên, đổi số chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước, ngày tháng năm sinh,.. không khớp với sổ bảo hiểm, bị sai thông tin thì phải xử lý như thế nào? Có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không?

1. Các trường hợp phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

 Quy định tại Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH về việc cấp sổ BHXH  như sau:

- Cấp mới với các trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện lần đầu không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

- Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Về việc sai về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ BHXH và CMND thì căn cứ công văn 3835/BHXH-CST 2013:

“…chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.”

=> Bạn sẽ phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi thay đổi những thông tin và số sổ, họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch. Ngoài ra, những thông tin khác thay đổi thì sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ.

Vì vậy, khi nơi cấp chứng minh nhân dân sai, thì bạn sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mà vẫn đảm bảo quyền lợi của bạn. Như vậy cũng có nghĩa là bạn vẫn nhận được bảo hiểm xã hội một lần khi đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13

2. Về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Bạn cần chuẩn hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau theo quy định tại điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần

– Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu.

Thông tin liên hệ

KẾ TOÁN A-ONE - DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Điện Thoại: 0962 730 706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: http://ketoana-one.com

Hỗ Trợ tư vấn

Chọn dịch vụ:

Họ tên:

Email:

Điện thoại:

Nội dung:

mã bảo mật

0962 730 706