Thời hạn nộp BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng
1. Thời hạn nộp phí BHXH, BHYT, BHTN được quy định như thế nào?
Việc nộp phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Được quy định cụ thể tại điều 7, Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Trong đó, việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định nộp hàng tháng, nộp theo quý hoặc nộp theo 6 tháng nửa năm) một lần.
1.1. Doanh nghiệp đóng bảo hiểm theo tháng
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị chọn hình thức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo hàng tháng. Thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Tất cả số tiền phí đóng bảo hiểm của người lao động toàn doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị phải được chuyển vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đã được lập sẵn ở ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
1.2. Doanh nghiệp đóng bảo hiểm theo quý hoặc 6 tháng một lần
Đối với hình thức đóng theo quý hoặc 6 tháng một lần. Thì doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị phải đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội từ trước. Và không phải doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nào cũng được đăng ký đóng phí hai hình thức này. Chỉ doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Mà các doanh nghiệp này tùy theo chu kỳ sản xuất và thu lợi nhuận để chi trả lương cho người lao động thì mới được đăng ký hai hình thức này. Nếu chọn đóng theo quý thì hạn cuối cùng hay chậm nhất là ngày cuối cùng của quý. Tổng số tiền phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của tất cả người lao động của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Phải được chuyển vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đã đăng ký sẵn tại ngân hàng kho bạc nhà nước.
1.3. Doanh nghiệp đóng bảo hiểm 6 tháng một lần
Nếu doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đăng ký hình thức đóng 6 tháng một lần. Thì chậm nhất là ngày cuối cùng của chu kỳ 6 tháng. Tổng số tiền phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của tất cả người lao động của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị phải được chuyển vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đã được đăng ký sẵn tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
1.4. Việc đóng bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:
Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị ở địa bàn tỉnh, thành nào. Thì đăng ký đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa bàn tỉnh, thành đó.
2. Nộp phí BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đúng quy định sẽ đảm bảo được lợi ích của người lao động.
2.1. Nộp chậm bảo hiểm mà người lao động xảy ra bất trắc
Nếu đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chậm thời hạn quy định. Trong thời gian đó có xảy ra trường hợp bất trắc. Thì người lao động sẽ bị thiệt thòi bởi không được nhận chế độ bảo hiểm của mình. Ví dụ, hiện nay, bảo hiểm xã hội quy định định mức đóng bảo hiểm phải từ 25 năm trở lên. Thì khi về hưu mới được nhận lương hưu. Trong trường hợp này, nếu đóng bảo hiểm xã hội trễ, người lao động đến tuổi về hưu mà chưa đủ 25 năm. Thì coi như mất quyền lợi và không được hưởng lương hưu.
2.2. Những trường hợp xảy ra do đóng chậm BH
2.2.1. Đối với bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu đóng bảo hiểm chậm trễ, trường hợp rủi ro xảy ra. Người lao động phải chấm dứt công việc do công ty. Doanh nghiệp đình chỉ hoạt động hoặc giải thể theo yêu cầu. Thì người lao động sẽ không được nhận bảo hiểm thất nghiệp và có thể gặp khó khăn trong thời gian tìm kiếm, ổn định việc làm mới.
2.2.2. Đóng chậm quá thời hạn 30 ngày hoặc không đóng theo đúng quy định
Về phía doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động. Mà đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chậm quá thời hạn 30 ngày hoặc không đóng theo đúng quy định. Đóng không đúng mức phí quy định. Đóng không đủ cho số người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Thì sẽ bị xử phạt theo Điều 134 của Luật Bảo hiểm x t buộc theo luật định.