Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Ví dụ: Các doanh nghiệp may mặc, hoá chất, nông sản.
1. Phương pháp tính giá thành
Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm chính phải qua các loại sản phẩm chính khác nhau về sản phẩm chuẩn.
Căn cứ để chọn sản phẩm chuẩn là một trong các loại sản phẩm chính nhưng nó phải có số lượng hoặc giá trị lớn.
Khi đó hệ số của sản phẩm chuẩn là 1
– Giả sử gọi Ha, Hb, Hc… là hệ số của các loại sản phẩm A, B, C
– Qa, Qb, Qc là số lượng thực tế của các loại sản phẩm trên
Khi đó tổng sản phẩm tiêu chuẩn hoàn thành là QH
QH = Qa*Ha + Qb*Hb + Qc*Hc +…
1.1. Hệ số giá thành của từng loại sản phẩm được xác định như sau
Hệ số tính giá thành của sản phẩm A = Qa*Ha/Qh
Tương tự tính được hệ số cho SPB, SPC
1.2. Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm tính theo từng khoản mục chi phí
Zsx thực tế của SPA = (CDđk + Cps – CDck) * Qa*Ha/Qh
Tương tự tính cho SPB, SPC
2. Ví dụ cụ thể về phương pháp tính giá thành hệ số
Doanh nghiệp A trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được 2 loại sản phẩm A và B. Trong tháng 4/2015 có tài liệu như sau
ĐVT: 1000đ
2.1. Chi phí sản xuất đầu kỳ
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 100.000
– Chi phí nhân công trực tiếp: 20.000
– Chi phí sản xuất chung: 30.000
2.2. Chi phí phát sinh trong kỳ tập hợp được
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 900.000
– Chi phí nhân công trực tiếp: 118.000
– Chi phí sản xuất chung: 160.000
2.3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 40.000
– Chi phí nhân công trực tiếp: 12.000
– Chi phí sản xuất chung: 10.000
Kết quả sản xuất cuối tháng hoàn thành 120 sản phẩm A và 150 SPB
Doanh nghiệp đã xác định được hệ số tính giá thành SPA là 1, SPB là 1.2
Yêu cầu
– Tính giá thành sản phẩm A và sản phẩm B
Đáp án của ví dụ trên
– Tổng sản phẩm chuẩn
QH = 120*1+ 150*1.2 = 300
– Hệ số phân bổ chi phí sản xuất( hệ số tính giá thành)
HzA = 120*1/300 = 0.4
HzB = 150*1.2/300 = 0.6
– Áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm
SẢN PHẨM A
Số lượng: 120 Đơn vị tính: 1000đ
Khoản mục chi phí | Chi phí dở dang đầu kỳ | Chi phí phát sinh trong kỳ | Chi phí dở dang cuối kỳ | Tổng chi phí | Giá thành sản phẩm A | ||
Hệ số | Tổng giá thành | Giá thành đơn vị | |||||
Chi phí NVLTT | 100.000 | 900.000 | 40.000 | 960.000 | 0.4 | 384.000 | 3.200 |
Chi phí NCTT | 20.000 | 118.000 | 12.000 | 126.000 | 0.4 | 50.400 | 420 |
Chi phí sản xuất chung | 30.000 | 160.000 | 10.000 | 180.0000 | 0.4 | 72.000 | 600 |
Cộng | 150.000 | 1.178.000 | 62.000 | 1.260.000 | 506.400 | 4220 |
SẢN PHẨM B
Số lượng: 150 Đơn vị tính: 1000đ
Khoản mục chi phí | Chi phí dở dang đầu kỳ | Chi phí phát sinh trong kỳ | Chi phí dở dang cuối kỳ | Tổng chi phí | Giá thành sản phẩm B | ||
Hệ số | Tổng giá thành | Giá thành đơn vị | |||||
Chi phí NVLTT | 100.000 | 900.000 | 40.000 | 960.000 | 0.6 | 576.000 | 3.840 |
Chi phí NCTT | 20.000 | 118.000 | 12.000 | 126.000 | 0.6 | 75.600 | 504 |
Chi phí sản xuất chung | 30.000 | 160.000 | 10.000 | 180.0000 | 0.6 | 108.000 | 720 |
Cộng | 150.000 | 1.178.000 | 62.000 | 1.260.000 | 506.400 | 5064 |