Xử lý như thế nào trong trường hợp “giá bán thấp hơn giá vốn”
1. Căn cứ pháp lý
– Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
– Khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 28/2011/TT– BTC ngày 28/2/2011
– Theo điều 25 Thông tư 156/2013/TT– BTC ngày 06/11/2013
=> Khi bị cơ quan thuế kiểm tra nếu doanh nghiệp không giải trình được việc giá bán thấp hơn là giá mua là hợp lý thì nguy cơ sẽ bị cơ quan thuế ấn định thuế là rất cao.
Theo đó:
Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp như sau:
a) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường hợp bị ấn định số thuế phải nộp.
b) Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.
= > Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.”
= > Hậu quả: nếu không chứng minh được hồ sơ hợp lý về việc giá bán thấp hơn giá vốn thì:
– Truy lại thuế GTGT
– Truy lại thuế TNDN
– Phạt kê khai sai và vi phạm thủ tục hành chính về thuế
Tuy nhiên các bạn chớ vội hoang mang. Chúng ta hãy đọc kỹ quy định của cơ quan thuế ở mục b phía trên.
“b) Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.”
Như vậy mấu chốt ở đây là giá bạn bán có phù hợp với thị trường hay không. Tức là giá thị trường tại thời điểm bạn bán hàng có tương đương với giá bán của bạn hay không? Chứ bài toán ở đây không phải là so sánh với giá vốn.
Nếu giá bạn bán tương đương với giá thị trường lúc đó thì ko có vấn đề gì. Chúng ta chuẩn bị hồ sơ giải trình ok là được. Ngược lại thì sẽ bị ấn định thuế.
Như ví dụ về hàng công nghệ nêu trên thì đương nhiên một sản phẩm công nghệ nhanh lỗi thời thì giá thị trường càng ngày càng giảm. Bạn cần phải có bảng báo giá sản phẩm của nhà sản xuất hoặc các đối tác tại thời điểm đó để lưu lại
Còn về hàng hư hỏng thì các bạn phải có biên bản kiểm kê, ghi nhận sự việc…
2. Hồ sơ chuẩn bị giải trình giá bán thấp hơn giá vốn
– Hồ sơ chứng minh lý do bán giá thấp hơn giá thị trường hoặc giá niêm yết
– Do hàng hóa bị hư hỏng, kém phẩm chất theo sinh lý hóa của sản phẩm hàng hóa
– Các lý do khác….