Phụ cấp và Trợ cấp giống và khác nhau như thế nào?

Kế toán A - one xin tổng hợp một số điểm giống vào khác nhau giữa Phụ cấp và Trợ cấp. Từ đó giúp quý bạn đọc phân biệt rõ các chế độ, đối tượng được hưởng, mức hưởng và đặc điểm của từng khoản phụ cấp này?

 

Nội dung

Phụ cấp

Trợ cấp

Khái niệm

Là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.

Nghĩa là gồm các khoản trong thu nhập nằm ngoài lương chính (hoặc lương cơ bản) có ý nghĩa “gần như bắt buộc” cộng thêm cho người lao động mà ngoài tiền lương từ chuyên môn ra (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) họ xứng đáng được hưởng thêm.

Là khoản tiền người lao động được cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động.

Các chế độ

 

+ Một số chế độ phụ cấp lương

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

– Phụ cấp trách nhiệm

– Phụ cấp lưu động

– Phụ cấp thu hút

– Phụ cấp khu vực

– Phụ cấp chức vụ

+ Chế độ phụ cấp khác:

Phụ cấp khuyến khích người lao động làm việc và phụ cấp khác phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và yêu cầu thực tế của công ty.

 

– Trợ cấp ốm đau

– Trợ cấp thai sản

– Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Trợ cấp hưu trí

– Trợ cấp tử tuất

– Trợ cấp thôi việc

– Trợ cấp mất việc làm

Đối tượng hưởng chế độ

Tùy thuộc từng đối tượng ký HĐLĐ mà NLĐ và tính chất công việc sẽ có loại phụ cấp tương ứng. Phụ cấp được áp dụng cho người lao động đang làm việc tại công ty, được hưởng cùng với tiền lương.

Tùy thuộc từng đối tượng sẽ được hưởng các khoản trợ cấp khác nhau

Mức hưởng

Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty.

Mức trợ cấp tùy thuộc vào từng chế độ mà mức hưởng được quy định khác nhau và không thấp hơn quy định của pháp luật

Đặc điểm

Các khoản phụ cấp nêu trên sẽ tính đóng BHXH

 

1/1/2018, 14 khoản chế độ và phúc lợi không tính đóng BHXH  như tiền thưởng tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

 

 BHXH sẽ tiến hành chi trả các khoản trợ cấp tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm với từng trường hợp
 
Kế toán A - one chúc các bạn thành công!

Thông tin liên hệ

KẾ TOÁN A-ONE - DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Điện Thoại: 0962 730 706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: http://ketoana-one.com

Hỗ Trợ tư vấn

Chọn dịch vụ:

Họ tên:

Email:

Điện thoại:

Nội dung:

mã bảo mật

0962 730 706