Chi phí lãi vay đối với hoạt động mua ô tô tại Doanh nghiệp
Chi phí lãi vay đối với hoạt động mua ô tô
1.Các khoản chi phí không được trừ liên quan đến chi phí lãi vay và khấu hao ô tô
Chi phí không được trừ của chi phí lãi vay
2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
Chi phí không được trừ của ô tô
– Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.
2. Ghi nhận nguyên giá tài sản
Căn cứ Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
a) TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời đỉểm đưa tài sản cô định vào trang thái săn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đâu tư mua săm tài sản cô định; chi phí vận chuyên, bôc dở; chi phí nấng cấp; chỉ phỉ lắp đặt, chạy thử; lệ phỉ frước bạ và các chi phỉ liên quan trực tiếp khác
Cách xử lý chi phí lãi vay
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện chi phí lãi vay dùng để mua ô tô, công việc của kế toán cần phải xác định như sau
1. Doanh nghiệp đã đủ điều kiện được tính chi phí hợp lý cho các khoản chi phí lãi vay hay chi được tính 1 phần
2. Xác định đối tượng
3. Trường hợp Công ty vay vốn của Ngân hàng để mua xe ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty thì:
Khoản lài tiền vay phát sinh tương ứng với số tiền vay để mua ô tô tính đến thời điêm đưa ô tô vào trạng thái sẵn sàng sử dụng được tính vào nguyên giá của ô tô theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC nêu trên. Không tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi phí lãi vay đã được ghi nhận vào giá trị của xe ô tô.
Đối với khoản lãi vay tương ứng với số tiền vay để mua ô tô phát sinh sau thời điêm ô tô đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 và không thuộc các trường hợp quy đinh tại Điểm 2.17, 2.18 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bồ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên).
Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định ứxu nhập chịu thuế đối với phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đôns/xe đôi với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (do ô tô không phải là xe chuyên kinh doanh vận tải hành khách, đu lịch và khách sạn và không dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).
Đối với khoản chi phí sửa chữa ô tô trong quá trình sử dụng: Trường họp Công ty phát sinh các chi phí sửa chữa ô tô (thay thế phụ kiện xe) trong quá trình sử dụng được hạch toán trực tiếp hoặc phân bồ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm nếu đáp ứng các điều kiện về chi phí được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên.
4. Đối với hợp đồng vay vốn của cá nhân:
Đối với các hợp đồng vay vốn với lãi suất 0% thì không phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp này.
Đối với các hợp đồng vay vốn phát sinh khoản chi trả lãi vay trả cho cá nhân thì:
+ về thuế GTGT: Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh thường xuyên của cá nhân thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;
+ về thuế TNCN: Trước khi trả lãi vay cho cá nhân, Công ty có trách nhiệm khấu trừ 5% trên thu nhập tính thuế TNCN
Đó là các nghiệp vụ liên quan đến việc khi doanh nghiệp đi vay tiền và sử dụng tiền vay cho các hoạt động mua ô tô cho công ty thì kế toán có thể căn cứ vào đó để thực hiện công tác kế toán và thuế theo quy định