Lưu ý khi tính thuế TNDN tạm tính năm 2018 để KHÔNG bị phạt
Lưu ý khi tính thuế TNDN tạm tính năm 2018 để KHÔNG bị phạt
Theo quy định hiện hành về Thuế TNDN mới nhất thì doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính nữa mà chỉ phải tính ra số tiền tạm nộp (nếu có). Để số tiền đơn vị tạm nộp không bị tính phạt nộp chậm đơn vị cần lưu ý ấn đề gì? Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Kế toán A - one.
Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế năm
1. Căn cứ pháp lý:
Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 và Điều 17 thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014.
2. Nội dung
Theo quy định tại Điều 17 thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 quy định:
Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
==>> Như vậy từ quý 4 năm 2014 Doanh nghiệp không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ phải tính ra số thuế TNDN tạm nộp quý.
Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
==>> Như vậy, DN phải lập BCTC theo quý theo quy định của pháp luật thì căn cứ BCTC quý để tính số thuế TNDN tạm nộp (nếu có).
DN không lập BCTC theo quý căn cứ theo số thuế TNDN năm trước và dự kiến KQHDKD trong năm để xác định thuế TNDN tạm nộp (nếu có)
Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
VD1: Đối với kỳ tính thuế năm 2018, doanh nghiệp A đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng;
20% của số phải nộp theo quyết toán là: 90 x 20%=18 triệu đồng. (>số thuế còn phải nộp theo QT 10 triệu đồng)
==>> Như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định.
VD2: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2018, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Như vậy, doanh nghiệp B phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (từ ngày 31 tháng 1 năm 2019) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán. Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1 tháng 4 năm 2019) đến ngày thực nộp số thuế này.
VD3: Đối với kỳ tính thuế năm 2018, doanh nghiệp C đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng.
==>> Như vậy số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định
Trên đây là chia sẻ của Kế toán A - one về cách tính thuế TNDN tạm nộp theo quý và so sánh với quyết toán thuế TNDN để KHÔNG bị phạt nộp chậm.
Tin liên quan
Chính sách thuế GTGT và thuế TNDN với DN sản xuất sản phẩm nông nghiệp Lưu ý khi tính thuế TNDN tạm tính năm 2018 để KHÔNG bị phạt Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính năm 2019 Những lưu ý về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018 Quy định chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế trong thuế TNDNNghị định và luật
-
Công văn 845/TCT-CNTT kế hoạch nâng cấp HTKK đáp ứng TT 133
-
Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy dịnh Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử
-
Nghị định 157/2018/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng 2019
-
Công văn số 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 08 năm 2017
-
Nghị định 41/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
-
Thanh toán Công tác phí cho người lao động trên 20 triệu
-
Phụ cấp và Trợ cấp giống và khác nhau như thế nào?
-
Chính sách thuế, bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3
-
Thông tư 39/2018/TT–BTC quy định mới về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan
-
Công văn số 59661/CT-HTr xây dựng dữ liệu hộ kinh doanh
-
Chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh thông tư 92
-
Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức cá nhân khác có liên quan
-
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế
-
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế
-
Xử phạt vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản
-
Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế
-
Mua bất động sản để cho thuê có được hoàn thuế GTGT không?
-
Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa bao nhiêu lần
-
Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn
-
Nhiều doanh nghiệp vui mừng vì được miễn thuế đến 13 năm
-
Hướng dẫn về nghị định 12/2015/NĐ-CP
-
Hộ kinh doanh cần phải đóng loại thuế nào năm nay?v
-
Cải cách thuế qua thông tư số 119/2014/TT-BTC
-
Hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi loại hình DN
-
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018
-
điểm mới Luật quản lý thuế (sửa đổi) 2019
-
Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở của cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang
-
Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
Nghị định 204/2004/NĐ-CP
Hỗ trợ trực tuyến
Ms Loan
0962.730.706
ketoana-one@gmail.com
Văn bản tài liệu
-
Chính sách thuế GTGT và thuế TNDN với DN sản xuất sản phẩm nông nghiệp
-
Cách lập tờ khai thuế TNCN theo quý- theo tháng năm 2018
-
Hướng dẫn tra cứu mã số BHXH mới nhất năm 2018
-
Cách viết hóa đơn GTGT chính xác
-
Thủ tục Đăng ký giảm trừ gia cảnh, giảm trừ người phụ thuộc
-
Chính sách thuế đối với chứng quyền có bảo đảm
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 111 - Tiền mặt
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 111 - Tiền mặt
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 133 - Thuế VAT được khấu trừ
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 131 - Phải thu khách hàng
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân Hàng
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 521 - chiết khấu thương mại
-
Hạch toán chuyên sâu tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành
-
18 thay đổi lớn liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Các quy định về chi phí trang phục cho người lao động
-
Các biểu mẫu dùng cho doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử
-
Các thay đổi cụ thể về thủ tục hành chính làm BHXH Việt Nam
-
Có nên lấy vợ là dân kế toán không?
-
Cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2019
-
Những nội dung mới của thông tư 26 về thuế GTGT và quản lý thuế,hóa đơn
Mạng xã hội
Tổng truy cập: 1,520,061
Lượt truy cập hôm nay: 269
Đang truy cập: 274