07 nguyên tắc khi quyết toán thuế cần nắm rõ
Sau khi nộp báo cáo tài chính, thực hiện làm báo cáo quyết toán thuế trong suốt một tháng dài. Sau khi kê khai báo cáo, cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra Quyết toán thuế tại doanh nghiệp. Vậy khi thanh tra Quyết toán thuế cần lưu ý những gi? Nguyên tắc khi quyết toán thuế bao gồm những gì? Để trả lời cho những câu hỏi này, mời bạn cùng đọc 07 nguyên tắc cần nhớ khi quyết toán thuế sau đây!
1. Kiểm tra cẩn thận toàn bộ hồ sơ liên quan đến năm quyết toán
Thông thường vào cuối hằng năm, Cơ quan thuế sẽ lên danh sách những doanh nghiệp thuộc diện năm tới cần thanh tra, quyết toán thuế. Những đối tượng thuộc danh sách này sẽ là doanh nghiệp có nguy cơ trốn thuế, rủi ro về thuế cao, tiếp đó là những doanh nghiệp còn lại. Sau khi lập danh sách, cơ quan thuế sẽ thông báo sơ qua cho bạn về kế hoạch, nội dung quyết toán.
Lúc này bạn cần kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ Quyết toán thuế theo nội dung kiểm tra của cơ quan thuế. Có 2 trường hợp xảy ra bạn cần lưu ý như sau:
Trường hợp 1: Hồ sơ sai sót và thiếu nhiều
Trường hợp này bạn cần có thêm thời gian để bổ sung và chỉnh sửa những sai sót. Cách thức duy nhất chính là bạn hãy trao đổi với đội kiểm tra thuế, nhờ họ đẩy lịch quyết toán xuống.
Trường hợp 2: Nếu hồ sơ ổn, có thể tiến hành quyết toán thuế
Bạn nên xem xét và kiểm tra lại một lần nữa, phòng tránh trường hợp thiếu sót xảy ra. Đồng thời nhanh chóng hoàn thiện nếu phát hiện những thiếu sót này.
2. Luôn hợp tác
Thông thường, trước khi thanh tra, Cán bộ thuế thường gửi cho bạn một danh sách bảng biểu và yêu cầu doanh nghiệp bạn thực hiện. Trong lúc này bạn vui vẻ thực hiện dù có muốn hay không.
Hãy xem xét những biểu mẫu dễ làm trước, hoàn thiện nhanh chóng và điều quan trọng nhất là doanh nghiệp ít bị sai phạm nhất. Những vấn đề nhạy cảm của doanh nghiệp thì bạn nên đẩy xuống làm sau hoặc không gửi lại cho cơ quan thuế (từ chối gửi khéo léo).
Lưu ý: Hãy luôn lắng nghe điện thoại của Cán bộ thuế, tránh những ác cảm ban đầu đối với họ.
3. Cung cấp những cái cần khi cần
Khi Đoàn thuế xuống thanh tra, kiểm tra, một nguyên tắc quan trọng chính là làm việc với họ trong một phòng riêng biệt. Phòng này đảm bảo không để sổ sách hồ sơ kế toán.
Khi Cán bộ thuế yêu cầu hồ sơ quyết toán, bạn cần lưu ý hạn chế gửi bản mềm cho cơ quan thuế, ưu tiên gửi bản cứng và có thể từ chối khéo léo khi họ yêu cầu.
4. Không vội vàng trả lời các câu hỏi của Cán bộ thuế
Khi Cán bộ thuế hỏi bạn, bạn cần chọn lọc câu hỏi nào nên trả lời trước, câu hỏi nào nên trả lời sau. Sau đó, suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời. Tránh trường hợp trả lời vội vàng, sai sót hoặc để lộ thông tin không đáng mong muốn. Bên cạnh đó, thời gian suy nghĩ cùng giúp bạn kiểm tra lại sổ sách và chuẩn bị được câu trả lời kín kẽ, an toàn, đúng luật.
5. Quyết toán thuế cần hỗ trợ, trợ giúp
Sau khi làm việc tại trụ sở doanh nghiệp một thời gian nhất định, đoàn kiểm thuế sẽ có những văn bản tạm thời và thông báo tại đơn vị văn phòng. Trước khi bạn và giám đốc ký, hãy chú ý đọc lại toàn bộ biên bản xem những chi phí nào có thể bỏ, và giải thích nhẹ nhàng với cán bộ vì sao lại bỏ phần chi phí này.
Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp có 4 điều kiện sau:
- Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp pháp;
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
- Và không có trong những điểm không được trừ
6. Linh hoạt giải trình sau khi có biên bản ghi nhận
Khi giải trình bạn cần lưu ý: Trả lời đúng câu hỏi, có trích dẫn, văn bản kèm theo đối với từng khoản mục chi phí. Lưu ý giải trình hợp lý và tránh những chi phí nhạy cảm. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm và tận dụng tối đa các mối quan hệ để giải trình đạt hiệu quả cao.
7. Vui vẻ nộp tiền thuế, tiền phạt sau khi có biên bản, quyết định phạt cuối cùng
Số tiền trên phần biên bản cuối cùng bạn cần sắp xếp kế hoạch tài chính để nộp. Tránh để cơ quan thuế ra thông báo cưỡng chế nợ thuế. Vì việc này có thể sẽ ảnh hưởng tới các mức phạt của bạn sau này.
Trên đây là 07 nguyên tắc cũng là kinh nghiệm được đúc rút khi quyết toán thuế đón đoàn thành tra, Cán bộ thuế xuống kiểm tra. Hãy ghi nhớ những thông tin này để có thể vượt qua mùa quyết toán thuế thành công bạn nhé!