3 công việc kế toán cần triển khai cuối năm 2019

Cuối năm là thời điểm nhiều doanh nghiệp bận rộn vì nhu cầu sử dụng dịch vụ, mua sắm sản phẩm... của người dân tăng lên ở cả các doanh nghiệp về thương mại, dịch vụ...
Cuối năm cũng là thời điểm kết thúc kỳ kế toán của doanh nghiệp, cũng sắp phải báo cáo với các cơ quan chức năng về hoạt động của công ty. Kế toán viên sẽ khá vất vả do doanh nghiệp có số lượng chứng từ giao dịch nhiều và số nghiệp vụ phát sinh trong năm lớn.

Năm 2019 cũng là năm có nhiều sự thay đổi từ Chính phủ, các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện thể chế, tăng cường những chính sách nhằm giúp đỡ chuyển đổi hộ cá thể thành doanh nghiệp. Dưới đây là 3 công việc kế toán cần làm để hoàn tất công việc năm 2019: 
 

1. Hoàn thiện các công việc trong nhiệm vụ của kế toán


Thường thì cuối năm các kế toán viên trong doanh nghiệp phải làm một số việc sau như lập tờ kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) tháng cuối năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 12, lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo tháng, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai thuế môn bài của năm sau, đăng kí phương pháp triết khấu hao tài sản cố định năm sau nếu có, lập báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra, kế toán sẽ phải thuyết minh Báo cáo Tài chính và bảng cân đối số phát sinh tài khoản. 
 
kế toán cuối năm

Công việc nhiều khiến cuối năm là thời điểm khiến nhiều kế toán đau đầu vì số liệu, những vấn đề phát sinh liên quan đến chính sách của doanh nghiệp cũng như Nhà nước.
 

2. Gặp gỡ trao đổi với chủ doanh nghiệp


Cuối năm là dịp doanh nghiệp có thể xây dựng và định hướng cho những năm tiếp theo. Doanh nghiệp có thể tự làm công tác kế toán hoặc thuê ngoài nhưng các chủ doanh nghiệp luôn cần biết chính xác và chi tiết về số liệu nhằm đảm bảo sự an toàn nhất cho bộ máy của công ty mình.

Cuối năm cũng là thời điểm gặp gỡ giữa kế toán và chủ doanh nghiệp cho các vấn đề liên quan đến thuế và các công việc tài chính. Kế toán phải cùng chủ doanh nghiệp thảo luận các việc cần làm nhằm hoàn thành sổ sách tài chính trong năm, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tính toán doanh thu và lợi nhuận.
 

3. Hoàn thiện những quy định bắt buộc của Chính phủ


Kế toán đặc biệt là kế toán ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... cần chú ý về hóa đơn điện tử theo quy định của Chính phủ.

Từ ngày 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020, doanh nghiệp còn hóa đơn giấy sẽ tiếp tục được sử dụng. Nếu hết hóa đơn giấy phải chuyển sang sử dụng Hóa đơn điện tử. 

Bắt buộc hóa đơn điện tử với các doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/11/2018 phải sử dụng hóa đơn điện tử. Riêng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phải hoàn thành việc triển khai Hóa đơn điện tử trên địa bàn trong năm 2019. Từ ngày 1/11/2020, bắt buộc các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân, kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử.

Theo khoản 3 điều 7 của Thông tư 32/2011/TT-BTC về "Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.

Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể:

Nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in”.

Thông tin liên hệ

KẾ TOÁN A-ONE - DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Điện Thoại: 0962 730 706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: http://ketoana-one.com

Hỗ Trợ tư vấn

Chọn dịch vụ:

Họ tên:

Email:

Điện thoại:

Nội dung:

mã bảo mật

0962 730 706