Bàn về vấn đề “MUA HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG”

Việc mua hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào để tăng chi phí, giảm số tiền thuế phải nộp cho doanh nghiệp là việc không đúng nhưng lại khá phổ biến trong hoạt động kế toán. Và dĩ nhiên vì là không đúng nên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho kế toán và doanh nghiệp. Lợi bất cập hại như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

vấn đề 1: Mua hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào để làm gì?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chọn cách mua hóa đơn để nghĩ rằng sẽ "hóa giải" theo cách bù trừ và cân đối giữa thuế đầu vào, đầu ra, hạn chế số thuế GTGT phải nộp, đồng thời người/doanh nghiệp mua hóa đơn cũng tin rằng làm như vậy để có "hóa đơn chứng từ" ghi nhận chi phí tính thuế, giảm thuế TNDN phải nộp trong năm. Đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp, thi công, vận tải, thậm chí là thương mại... mà đầu ra thì có còn đầu vào thì lúc có lúc "không" sẽ thường chọn cách mua hóa đơn. Nghĩa là, ở đây có những dấu hiệu sau:

+ Có hoạt động xuất khống hóa đơn, dẫn tới mất cân đối hàng tồn kho hoặc giá trị nghiệm thu cao hơn nhiều so với đầu vào, vì thế doanh nghiệp lo lại nộp thuế.

+ Hoạt động mua vào không minh bạch, không hóa đơn mà đầu ra thì vẫn phải xuất hóa đơn đầy đủ.

+ Khi mua hàng hóa, vật tư, làm theo cảm tính, manh mún, chi trả bằng tiền mặt và mua không hóa đơn trong khi (hoặc mua của cá nhân, mua ngoài chợ...) mà đầu ra vẫn phải xuất đủ hóa đơn cho khách hàng.

+ Các trường hợp khác...

Nếu chúng ta là những người làm kế toán thuế, chúng ta nhận ra điều đó thì không có lý gì cơ quan quản lý thuế lại không nhận ra những "che đậy" của doanh nghiệp khi cố tình mua bán hóa đơn.

Vấn đề 2: Mua hóa đơn nhưng lại không có sự hợp lý

Với các lý do đã nêu ở phần 1, nhiều cá nhân làm dịch vụ kê khai báo cáo thuế và doanh nghiệp có vẻ "đồng thuận" trong việc chọn phương án mua hóa đơn để trốn và tránh thuế. Nhưng liệu có dễ như vậy? Thậm chí mua theo cách "chẳng cần suy nghĩ" và "lộ hàng" ngay từ khi giao dịch, cụ thể như:

+ Doanh nghiệp chẳng có hoạt động vận tải, không có cơ chế giao xăng... nhưng lại luôn có hóa đơn xăng dầu, thậm chí có hóa đơn xăng dầu với số lượng lớn.

+ Doanh nghiệp không cần hoặc không lý giải được việc sử dụng dịch vụ vận tải nhưng tháng nào cũng có hóa đơn vận tải.

+ Doanh nghiệp thi công xây lắp công trình, trong dự toán/quyết toán không cần dùng đến vật tư A nào đó nhưng lại có hóa đơn vật tư A. Điều này giống như mua khoai về mà lại muốn nấu thành xôi.

+ Có hóa đơn đầu vào nhưng chỉ ghi chung chung và chỉ có hóa đơn, không thể giải trình/cung cấp các hồ sơ chứng minh tính có thật của giao dịch.

+ Xuất hiện nhiều hóa đơn đầu vào mà giá trị cứ gần 20 triệu, nội dung "na ná" như nhau

+ V..v..., như vậy có phải là "lạy ông tôi ở bụi này"

Mua hóa đơn đầu vào để độn thuế theo cách "đánh bùn sang ao"

Nhiều giám đốc doanh nghiệp, thiếu quan tâm tới công tác kê khai báo cáo thuế và kế toán thuế, mặc cho kế toán làm sao thì làm, nói gì nghe đó thậm chí còn yêu cầu nhân viên "phải mua hóa đơn" để nộp thuế ít. Thế nhưng thực tế phải trả nhiều hơn. Phải chăng đó là giá phí cho cái sự "bất cẩn" và "điếc không sợ súng"? 

Vấn đề 3: Những rủi ro tiềm ẩn khi mua hóa đơn giá trị gia tăng

Người bán hóa đơn trao cho người mua hóa đơn liên 2 theo thông lệ, nhưng giá trị giữa các liên hóa đơn khác nhau. Ví dụ: Hóa đơn giao cho bên bán ghi 1 tỷ, nhưng liên 1 và liên 3 của bên mua được thủ thuật hóa và chỉ ghi 1 triệu.

+ Nếu mua trên 20 triệu, doanh nghiệp bên mua buộc phải "chuyển khoản" vào tài khoản của bên bán. Khi cái việc bán khống hóa đơn họ còn dám làm thì điều gì liệu sẽ có rủi ro gì khi mà bên mua hóa đơn chuyển một khoản tiền lớn vào công ty họ. Cách mà bên bán lách là rút ra tiền mặt trả lại cho bên mua sau khi trích lại "giá bán hóa đơn". Nhưng tài khoản của doanh nghiệp hiện nay đã bị kiểm soát khá chặt, thường thì cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình khi có các giao dịch dạng như: có khoản tiền vào ngân hàng rồi lại rút ra khoản tương ứng gần như ngay lập tức. Nếu chịu khó phân tích chút thôi, bạn có thấy như vậy là rủi ro và nguy hiểm?

+ Bên bán khống hóa đơn có thể ngưng hoạt động, bỏ trốn, bị kiểm tra, bị bắt, bị phạt bất cứ lúc nào... và điều gì xẩy ra với doanh nghiệp mua hóa đơn chắc bạn đã có thể hình dung rồi đó. Nhẹ thì xuất toán, yêu cầu giải trình, nặng thì "truy tố hình sự".

+ Các công ty/doanh nghiệp có dấu hiệu buôn bán hóa đơn hoặc có dấu hiệu rủi ro hóa đơn luôn nằm trong vòng "kiểm soát" đặc biệt của cơ quan quản lý thuế.

+ Doanh nghiệp mua hóa đơn không giải trình được tính hợp lý, có thật của hóa đơn đầu vào có được do mua bán khống, vậy thì vẫn bị xuất toán, phạt hành chính thậm chí điều tra hình sự. Điều này nghĩa là, khi mua hóa đơn, doanh nghiệp đã cố gắng chi tiền mua rủi ro về mình.

+ Tiền phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp rất nặng. Tính sơ qua thôi cũng gồm: 20-50 triệu/1 hóa đơn; 3 lần trị giá hóa đơn & tiền phạt truy thu Thuế GTGT, TNDN, tiền phạt chậm nộp. Rất nặng đấy! Chi tiết quy định thế nào thì Anh/Chị/Em Kế toán đọc kỹ Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 nhé!

Nếu không mua khống hóa đơn sẽ thiếu chi phí, nộp thuế nhiều, vây phải làm sao?

Đây là sự trăn trở chính đáng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Người viết bài cho rằng, không có một hoạt động kinh doanh chân chính nào mà lại "thiếu chi phí" cả. Tất nhiên có thể kinh doanh lãi lớn thì nộp thuế nhiều. Nhưng ngược lại, doanh nghiệp phải kiểm soát lại một cách nghiêm túc xem, liệu kế toán viên đã thực hiện và vận dụng hết tất cả các quy định của pháp luật về kế toán thuế để không bỏ sót quyền lợi của doanh nghiệp hay chưa? Tôi cũng như nhiều đồng nghiệp, có kinh nghiệm làm kế toán khoảng trên 10 năm đều cho rằng: pháp luật về thuế hiện nay đã cởi trói nhiều cho doanh nghiệp, hướng dẫn rất nhiều tình huống, trường hợp được ghi nhận chi phí hợp lệ ngay cả khi không có hóa đơn tài chính.

Hơn nữa, về cơ bản, quy định về chi phí được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp là thừa nhận toàn bộ chi phí của doanh nghiệp nếu khoản chi phí đó có hồ sơ, chứng minh được tính có thực và hợp lý tương đối với doanh thu phát sinh. Chẳng hạn như: chi phí phát sinh mua thanh lý từ hộ gia đình, mua của người dân sản xuất trực tiếp không kinh doanh, thuê tài sản, khoán chi phí... thì đâu cần "hóa đơn đỏ" như xưa. Chỉ cần người làm kế toán thuế có am hiểu đủ rộng và sâu thì chắc chắn sẽ có biện pháp "hợp pháp" để ghi nhận đầy đủ chi phí, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của doanh nghiệp thậm chí là tối ưu thuế phải nộp mà không cần dùng đến hạ sách "mua hóa đơn".

Thông tin liên hệ

KẾ TOÁN A-ONE - DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Điện Thoại: 0962 730 706

Email: ketoana-one@gmail.com

Website: http://ketoana-one.com

Hỗ Trợ tư vấn

Chọn dịch vụ:

Họ tên:

Email:

Điện thoại:

Nội dung:

mã bảo mật

0962 730 706