Vốn lưu động là gì? Vai trò và cách tính vốn lưu động?
1. Vốn lưu động là gì?
- Vốn lưu động còn được gọi theo thuật ngữ Working capital (WC) là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ.
- Cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, vốn lưu động được coi là một phần của vốn hoạt động.
- Vốn lưu động được tính như tài sản hiện tại trừ nợ ngắn hạn. Nếu tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn, một thực thể có một thiếu vốn lưu động, còn được gọi là thâm hụt vốn lưu động.
- Nó là một nguồn gốc của vốn lưu động, thường được sử dụng trong các kỹ thuật định giá như DCFS (các dòng tiền chiết khấu).
- Việc quản lý vốn lưu động liên quan đến quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả, và tiền mặt.
- Tính vốn lưu động bạn sẽ xác định doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và cần bao nhiêu thời gian làm được điều đó cũng như các chi phí vận hành sắp tới..
2. Cách tính vốn lưu động
Vốn lưu động có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và đồng thời, cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Với ít hoặc không có vốn lưu động, có lẽ tương lai của doanh nghiệp sẽ không mấy tốt đẹp. Vốn lưu động cũng hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp. Công thức tính vốn lưu động là:
Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
2.1. Tính tài sản ngắn hạn
- Tài sản ngắn hạn là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm. Chúng bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác.
Ví dụ: các khoản phải thu, chi phí trả trước và tồn kho.
- Thông thường, bạn có thể tìm thấy thông tin trên trong bảng cân đối kế toán của công ty - tài liệu này nên có mục tổng tài sản ngắn hạn.
- Nếu bảng cân đối kế toán không bao gồm tổng tài sản ngắn hạn, hãy kiểm tra từng dòng của bảng cân đối. Cộng tất cả tài khoản đáp ứng định nghĩa tài sản ngắn hạn để có được tổng cần tìm.
2.2. Tính nợ ngắn hạn
- Nợ ngắn hạn là những khoản cần thanh toán trong thời hạn một năm. Chúng bao gồm khoản phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.
- Bảng cân đối kế toán nên thể hiện tổng nợ ngắn hạn. Nếu không có, hãy sử dụng thông tin có trong bảng cân đối để tìm tổng này bằng cách cộng dồn các tài khoản nợ ngắn hạn được liệt kê.
Ví dụ: chúng có thể gồm "khoản phải trả và dự phòng", "thuế phải trả" và "nợ ngắn hạn".
2.3. Tính vốn lưu động
- Đây chỉ là phép trừ cơ bản. Lấy tổng tài sản ngắn hạn trừ tổng nợ ngắn hạn.
Ví dụ: giả sử một công ty có tài sản ngắn hạn là 1 tỷ đồng và nợ ngắn hạn là 480 triệu đồng. Vốn lưu động của công ty sẽ là 620 triệu đồng.
Với tài sản ngắn hạn hiện có, công ty có thể thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn và đồng thời, còn tiền mặt để phục vụ những mục tiêu khác.
Công ty có thể dùng tiền mặt cho các hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán nợ dài hạn. Nó cũng có thể được dùng để trả lợi tức cho cổ đông.
- Nếu nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, kết quả cho thấy vốn lưu động bị thiếu hụt. Thiếu hụt vốn lưu động là dấu hiệu cảnh báo công ty đang có nguy cơ vỡ nợ. Trong tình huống này, công ty có thể sẽ cần đến những nguồn tài chính dài hạn khác. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp rắc rối và có lẽ, không là lựa chọn đầu tư tốt.
3. Vai trò của vốn lưu động
Để sản xuất, ngoài trừ các tài sản cố định cần có như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… doanh nghiệp, tổ chức phải bỏ ra một lượng tiền để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu… nhằm phục vụ sản xuất. Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp hoạt động, để bắt đầu hoạt động đầu tiên doanh nghiệp phải đáp ứng cơ vốn lưu động.
Vốn lưu động còn ảnh hưởng đến quy mô hoạt động. Trong kinh doanh các tổ chức và doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô, các hoạt động của doanh nghiệp nhất thiết các doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn đầu tư. Vốn lưu động sẽ giúp nắm bắt thời cơ và tạ ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn lưu động còn tác động đến giá thành của sản phẩm.